Khoa học - Công nghệ

Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 2-11, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long đã ký ban hành Kế hoạch số 3015/KH-UBND về nâng cao chỉ số chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và các năm tiếp theo.

Kế hoạch đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, về hạ tầng số, tỉnh sẽ triển khai trung tâm dữ liệu phục vụ CĐS theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn và kết nối với nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn. Phấn đấu 100% hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang. Đẩy mạnh triển khai, phát triển các nền tảng số dùng chung.

Ảnh nguồn internet

Ảnh nguồn internet

Về nhân lực số, tăng cường tổ chức hoạt động các tổ công nghệ số cộng đồng để góp phần đẩy mạnh CĐS. Bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, CĐS, an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước để phục vụ triển khai CĐS. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tỷ lệ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng là cao nhất. Triển khai bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động trong độ tuổi lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo về CĐS cho sinh viên. Đẩy mạnh CĐS trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện CĐS như: hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở...

Về xây dựng chính quyền số, nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định và thực hiện chuyển đổi sang IPv6. Hợp nhất Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh tạo thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định và thực hiện chuyển đổi sang IPv6. Đưa các dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng chính thức tại tỉnh. Nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được điền sẵn thông tin; tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa; tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến; tỷ lệ tài khoản của người dân doanh nghiệp có sử dụng DVCTT; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng DVCTT.

Về phát triển kinh tế số, nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GRDP, đảm bảo đạt tối thiểu 20% GRDP của tỉnh (theo lộ trình, mục tiêu thực hiện chuyển đổi số của tỉnh). Phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nền tảng số trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận, tham gia chương trình hỗ trợ CĐS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nền tảng số. Thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng hợp đồng điện tử. Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trên sàn thương mại điện tử của Việt Nam như Voso.vn và Postmart.vn. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng tên miền .vn nhằm gia tăng số lượng.

Về phát triển xã hội số, phổ cập danh tính số/tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh. Triển khai cấp tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác cho người dân từ 15 tuổi trở lên, đảm bảo tối thiểu 80% người dân được cấp trên tổng số người dân từ 15 tuổi trở lên. Triển khai các giải pháp nhằm tăng số lượng và tỷ lệ dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân. Triển khai xác định và cấp địa chỉ số đến 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Về xây dựng đô thị thông minh, tiếp tục triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh; xây dựng, ban hành kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; thực hiện đo lường chỉ số KPI phát triển đô thị thông minh.

Có thể bạn quan tâm