Chính trị

Tin tức

Phân hóa trong quan điểm mở rộng BRICS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ( từ ngày 22-24/8) đã diễn ra tại Johannesburg với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”.

Hội nghị BRICS không thảo luận đồng tiền chung mới. Ảnh: news.bitcoin.com

Hội nghị có sự tham gia trực tiếp của nguyên thủ quốc gia 4/5 nước thành viên, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia bằng hình thức trực tuyến. Gần 70 quốc gia, trong đó có toàn bộ các nước châu Phi, được mời tham dự Hội nghị. Khoảng 50 quốc gia trong số này xác nhận có nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Chính phủ tham dự.

Thông tin trước giờ khai mạc Hội nghị cho biết, khoảng 40 quốc gia bày tỏ quan tâm vấn đề gia nhập BRICS, trong đó 23 nền kinh tế đã có đơn gia nhập.

Tuy nhiên theo Reuters, các nhà lãnh đạo đã có những bất đồng nhất định trong việc thảo luận hướng đi mới của khối, vốn được cho là nhằm tăng cường ảnh hưởng toàn cầu.

Trước đó, ngoại trưởng Ấn Độ Vinay Kwatra cho biết Ấn Độ có “suy nghĩ tích cực và tư duy cởi mở” về việc mở rộng khối.

Trung Quốc cho rằng việc mở rộng BRICS là cần thiết và ủng hộ kế hoạch này.

Song Brazil lại có quan điểm khác. “ Chúng tôi không muốn trở thành đối trọng với G7, G20 hay Mỹ. Chúng tôi chỉ muốn tự quản lý nội khối”- Tổng thống Brazil Luiz Inacio da Silva nói.

Argentina tham gia đàm phán gia nhập BRICS cũng nói với Reuters rằng, dự kiến không có thành viên mới nào được kết nạp vào khối tại hội nghị thượng đỉnh lần này.

Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh BRICS, cố vấn an ninh nhà Trắng Jake Sullivan không cho rằng BRICS trở thành đối thủ địa chính trị của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm