Công nghệ này không chỉ có thể tăng tốc, cải thiện việc khử muối và những quá trình xử lý nước khác mà còn giúp giảm chi phí.
Hai nhà nghiên cứu Razi Epsztein (trái) và Menachem Elimelech ẢNH: TECHNION |
Vừa qua, Viện Công nghệ Israel (Technion) thông báo nhà nghiên cứu Razi Epsztein thuộc Technion và Giáo sư Menachem Elimelech từ Đại học Yale (Mỹ) đã phát hiện một cơ chế tự nhiên trong các tế bào có thể hỗ trợ phát triển công nghệ lọc nước mang tính chọn lọc.
Công nghệ này không chỉ có thể tăng tốc, cải thiện việc khử muối và những quá trình xử lý nước khác mà còn giúp giảm chi phí.
Trong nhiều năm, công nghệ thẩm thấu ngược được dùng để khử muối, sử dụng các màng lọc polime chỉ cho nước đi qua và ngăn muối lại. Tuy nhiên, màng lọc polime không thể phân biệt các ion, dẫn tới việc thực hiện thêm bước dư thừa là bổ sung lại các ion cần thiết trong nước uống, theo Technion.
Hai nhà nghiên cứu Epsztein và Elimelech đã dùng một quá trình lọc có tính chọn lọc một cách tự nhiên, được thực hiện bởi kênh Kali trong các màng tế bào.
Kênh này chỉ cho phép các ion Kali đi qua vì những phân tử Kali trong trạng thái bình thường được bao bọc bởi nước quá dày nên không thể đi vào kênh này. Vì vậy, các ion Kali phải được loại bỏ các phân tử nước để vào được kênh Kali bằng quá trình khử nước. Điều này giúp kênh Kali dễ dàng phát hiện các ion Kali và cho phép chúng đi qua. Phát hiện mới được đăng trên chuyên san Nature Nanotechnology.
Theo Minh Trung (Thanh Niên)