Kinh tế

Gia Lai:

Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 721/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2030.

Theo đó, mục tiêu của đề án nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho một bộ phận lao động, dân cư trên địa bàn tỉnh; hình thành các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; tạo nguồn sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ trong nước, khu vực và thế giới.

Vườn hồ tiêu của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU. Ảnh: Lê Nam
Vườn hồ tiêu của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU. Ảnh: Lê Nam

Cụ thể, đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực, thế mạnh như: cà phê, tiêu, điều, mía, lúa, rau, cây ăn quả,…; tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1-2% sản phẩm tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trên địa bàn tỉnh; các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ theo tiềm năng thế mạnh được ưu tiên (mật ong, thịt gia súc, gia cầm,…); diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung vào các loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế; đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90-95%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75-80%; tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học được sử dụng trên tổng số thuốc bảo vệ thực vật đạt trên 30%; tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trên tổng sản phẩm phân bón lên 15%; hướng dẫn biện pháp phòng-chống sinh vật gây hại phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,3-1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Ảnh: Lê Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Ảnh: Lê Nam

Đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt trên 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực, thế mạnh (cà phê, tiêu, chè, điều, mía, lúa, rau, cây ăn quả,…); tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trên địa bàn tỉnh; các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ (mật ong, thịt gia súc, gia cầm,..); diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5-3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung vào các loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế; đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95-98%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 80-85%; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 -1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các bộ ngành Trung ương, địa phương và lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, khoa học và công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và các chương trình khác có liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Có thể bạn quan tâm