Thời sự - Sự kiện

Thời sự trong nước

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

cac-dai-bieu-quoc-hoi-bam-nut-thong-qua-luat-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-anh-media-quoc-hoi-nguon-vnexpressnet.jpg
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ảnh Media Quốc hội/Nguồn vnexpress.net

Theo luật mới, Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, xã, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết luật bổ sung quy định về số phó chủ tịch HĐND, số lượng ban của HĐND để bảo đảm thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật và tổ chức bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Chính phủ sẽ quy định cụ thể số lượng ủy viên UBND các cấp để tạo sự chủ động trong điều chỉnh cơ cấu tổ chức của UBND các cấp, phù hợp với chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo từng giai đoạn.

Có thể bạn quan tâm