Pháp luật

Tin tức

Ra đầu thú, Trịnh Xuân Thanh có được hưởng khoan hồng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Luật sư cho rằng quan điểm của thẩm phán về công văn 81 của TAND Tối cao sẽ quyết định việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có phải tình tiết giảm nhẹ hay không.

Ngày 31-7, Bộ Công an phát đi thông báo Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú.

Bị can Thanh nguyên là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Trước đó, tháng 9-2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tháng 3-2017, sau khi xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi Tham ô tài sản với Trịnh Xuân Thanh.

Đến nay, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bị can 51 tuổi ra đầu thú có được hưởng khoan hồng của pháp luật?

 

 Sau khi bỏ trốn, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế. Ảnh: Bá Chiêm.
Sau khi bỏ trốn, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế. Ảnh: Bá Chiêm.



Trả lời vấn đề này, luật sư Đoàn Minh Thắng, Công ty Luật TNHH Châu Á, cho biết Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định người phạm tội tự thú là tình tiết giảm nhẹ (điểm o khoản 1 Điều 46), còn trường hợp đầu thú không được đề cập.
 

Trịnh Xuân Thanh có trình độ Đại học kiến trúc, Kỹ sư Quy hoạch đô thị.

Trước khi được Bộ Công Thương luân chuyển vào Hậu Giang và được HĐND tỉnh này bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 5-2015, ông Thanh là Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ này; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tài liệu điều tra, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo... gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Luật sư nói cũng có nơi, thẩm phán cho rằng Công văn 81/2002/TANDTC không phải là văn bản pháp quy, không bắt buộc phải chấp hành nên vẫn đồng nhất đầu thú với tự thú để áp dụng khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự

Việc Trịnh Xuân Thanh biết không thể trốn tránh nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì bị can có có thể được áp dụng khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phụ thuộc vào cách hiểu của thẩm phán theo Công văn 81/2002/TANDTC.

Ngoài ra nếu Trịnh Xuân Thanh thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự.

Bá Chiêm (zing)


Tự thú và đầu thú khác nhau thế nào?

Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Đầu thú là có người đã biết mình phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Còn tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.

Có thể bạn quan tâm