Sức khỏe

Rượu bia là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tại Hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng nay 22/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, sản lượng rượu, bia và đồ uổng có cồn được sản xuất tại Việt Nam tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần.
 
Hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia
Cụ thể, năm 2015, Việt Nam sản xuất 3,4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp và khoảng 250 triệu lít rượu thủ công. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. 
Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. 
“Việc sử dụng rượu, bia không phù hơp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đông” - ông Sơn bày tỏ. 
TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết, người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ 8,3 lít cồn (470 chai bia)/năm 2016, trong khi đó việc tiêu dùng rượu bia ở Tây Thái Bình Dương chỉ là 1,3 lít/năm. 
Và đây là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm, là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau và được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. 
“Sử dụng rượu bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội như: bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xả hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xà hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác” – TS. Park nói. 
Theo số liêu thống kê của WHO, Việt Nam đang đối mặt với sự tăng mạnh lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả hai giới). Từ 3,8 lít giai đoạn 2003- 2005 lên đến 4,7 lít năm 2009- 2011 và 8,3 lít trong giai đoạn 2015- 2017. Con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 nếu không có biện pháp can thiệt hiệu quả vào việc kiểm soát tác hại của rượu bia. 
 
Rượu bia là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau
Năm 2017, chi phí kinh tế cho việc tiêu thụ rượu bia là 4 tỷ USD (tương đương 4,06 tỷ lít bia được tiêu thụ trong năm) ước tính gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước. 
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của ngành rượu bia và nước giải khát vào ngân sách nhà nước năm 2017 là 50.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD).
Thế nhưng, chi phí để giải quyết các hậu quả về sức khỏe lại rất lớn. Cụ thể, năm 2017, có ít nhất 6,2% hộ gia đình chịu tổn thất về kinh tế do gặp phải một số hậu quả cấp tính liên quan đến sử dụng rượu bia do người trong và ngoài hộ gia đình gây ra.
TS. Park cũng cho rằng, hiện nay hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng, người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh.
Đại diện WHO khẳng định, cách hiểu này hoàn toàn sai lầm, các tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống.
Nói về khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, đến nay mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chinh phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. 
Thạch Hương (TGTTO)

Có thể bạn quan tâm