Bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh Lâm Đồng, một số đối tượng vẫn tiến hành lấn chiếm đất, san gạt núi đồi, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng, nguồn cung của 2 nhà máy cung cấp nước sạch cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
Ngày 3/10, tại khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), PV ghi nhận một khu đất khoảng 5.000m2 (gần khu vực Nhà máy nước Đan Kia - Suối Vàng) vừa mới san gạt bằng phương tiện cơ giới (máy múc) để lập vườn sản xuất. Một phần đất san ủi tràn xuống hồ nước, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ lòng hồ.
Đất tràn xuống hồ |
Ngày 3/10, tại khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), PV ghi nhận một khu đất khoảng 5.000m2 (gần khu vực Nhà máy nước Đan Kia - Suối Vàng) vừa mới san gạt bằng phương tiện cơ giới (máy múc) để lập vườn sản xuất. Một phần đất san ủi tràn xuống hồ nước, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ lòng hồ.
Trao đổi với PV, lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương cho biết, địa phương đã nhiều lần ra quân xử lý tình trạng san ủi đất trái phép bằng biện pháp dừng thi công, tịch thu phương tiện, phạt tiền nhưng vi phạm vẫn tái diễn.
Việc sản xuất nông nghiệp khiến lòng hồ bị thu hẹp |
Nguyên nhân khiến cho việc xử lý vi phạm chưa triệt để là do công tác quản lý chồng chéo, sự phối hợp giữa các cơ quan chưa hiệu quả. Hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện do VQG BiDoup-Núi Bà quản lý về rừng, UBND huyện Lạc Dương quản lý về đất đai, Sở NN&PTNT quản lý mặt nước. Nhiều năm qua, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch trái phép đã xâm phạm hành lang an toàn, làm cho nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm.
Hồ Đan Kia - Suối Vàng với trữ lượng khoảng 20 triệu m3 là công trình đa mục tiêu, có tầm quan trọng trong việc cung cấp nước cho thủy điện, nước tưới cho nông nghiệp và là nguồn cung cho hai nhà máy sản xuất nước sinh hoạt.
Tình trạng san lấp, khai phá đất đai trong nhiều năm qua cùng với lượng rác thải nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tràn xuống hồ đang khiến hồ có hiện tượng ô nhiễm. Diện tích khá lớn lòng hồ bị bồi lấp khiến lượng nước trong hồ giảm hàng triệu mét khối so với trước đây.
Kim Anh (TPO)