TN - Đất & Người

Sâu ngoại lai ăn gần 400ha ngô vụ Hè Thu của nông dân Đăk Lăk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là loại sâu hại ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ tháng 4 năm ngoái, phát triển mạnh vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Gần 400ha ngô vụ Hè Thu của tỉnh Đăk Lăk đang bị sâu keo mùa Thu tàn phá. Dù chủ động phòng chống và giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do loại sâu này gây ra nhưng ngành chức năng tỉnh Đăk Lăk khuyến khích nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 
 
Sâu ngoại lai ăn gần 400ha ngô vụ Hè Thu của nông dân Đăk Lăk.
Sâu ngoại lai ăn gần 400ha ngô vụ Hè Thu của nông dân Đăk Lăk.
Tỉnh Đăk Lăk hiện có gần 400ha cây ngô bị nhiễm sâu keo mùa Thu, tăng hơn 192 ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung ở các huyện: Lắk, Ea H’leo, Krông Bông, Krông Năng, Ea Kar, Krông Ana và thị xã Buôn Hồ. Diện tích lây nhiễm ngày càng tăng do thời tiết nắng mưa đan xen đã tạo thuận lợi cho sâu keo mùa thu sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt gây hại mạnh ở những trà ngô muộn từ khi mới gieo trồng cho đến 7 - 8 lá.
Để chủ động phòng chống và giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại do sâu keo mùa thu trên cây ngô vụ hè thu 2020, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đăk Lăk cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cách phòng, chống sâu keo mùa thu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cục Bảo vệ thực vật bố trí cán bộ kỹ thuật thực hiện công tác điều tra, phát hiện, theo dõi và dự báo chính xác các lứa sâu. Phòng nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn bà con nông dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp như: làm đất, luân canh, bắt ổ trứng, dùng bả chua ngọt để bẫy con trưởng thành. 
 
Sâu keo mùa Thu.
Sâu keo mùa Thu.
Bà Vũ Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk khuyến cáo: “Sử dụng thuốc, bà con nên theo hướng dẫn của cán bộ trồng trọt bảo vệ thực vật ở các trạm, cán bộ khuyến nông. Sử dụng các thuốc trong quy định của cục bảo vệ thực vật để phòng trừ. Đồng thời hướng nên sử dụng thuốc sinh học để phòng trừ là tốt hơn, khi cần thiết lắm chúng ta mới dùng thuốc bảo vệ thực vật, tránh sử dụng nhiều loại thuốc sẽ gây ô nhiễm môi trường và nếu không sử dụng đúng kỹ thuật thì hiệu quả phòng trừ sẽ không cao”.
Theo Hương Lý/VOV-Tây Nguyên 

Có thể bạn quan tâm