Trước đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa có hệ thống cán bộ làm công tác xã hội chuyên nghiệp. Trên thực tế, việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xã hội được giao cho ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục- Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức đoàn thể khác.
Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ được giao, các cơ quan chuyên môn, các hội, đoàn thể làm công tác xã hội đã xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm thực hiện nhiệm vụ của ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp giao.
Lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác cùng hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Ảnh: M.L |
Việc phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp đang là vấn đề được xã hội quan tâm, là cơ sở cho việc đào tạo, sử dụng, tuyển dụng các sinh viên công tác xã hội, các viên chức công tác xã hội ở các trình độ khác nhau vào đúng vị trí công tác chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội và thúc đẩy phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn của tỉnh theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Theo đó, ngày 25-6-2010, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 419/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Đề án 32).
Ngày 25-6-2010, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 419/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Đề án 32). |
Được biết, để triển khai Đề án 32 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, hiện nay Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án 32 của tỉnh) đang tổ chức lấy ý kiến của các sở, ban ngành thành viên Ban chỉ đạo góp ý dự thảo kế hoạch triển khai Đề án 32 của tỉnh để trình UBND tỉnh ban hành. Và khi kế hoạch này được UBND tỉnh ban hành thì nghề công tác xã hội ở Gia Lai chính thức được hình thành và phát triển.
Minh Lộc