Khoa học - Công nghệ

Tin tức công nghệ

SpaceX và nỗ lực "vô hình hoá" vệ tinh internet Starlink

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nâng cấp Starlink mới của SpaceX sẽ làm cho các vệ tinh này “không thể nhìn thấy bằng mắt thường”.
 
SpaceX đã tìm cách để các vệ tinh internet Starlink không còn làm ảnh hưởng tới giới nghiên cứu thiên văn nữa. Ảnh chụp màn hình
SpaceX đã tìm cách để các vệ tinh internet Starlink không còn làm ảnh hưởng tới giới nghiên cứu thiên văn nữa. Ảnh chụp màn hình
SpaceX đã công bố những nâng cấp mới cho vệ tinh Starlink 2.0 và cam kết những vệ tinh của hãng từ nay sẽ không làm ảnh hưởng đến cộng đồng thiên văn toàn cầu nữa, theo Interestingengineering.
Những nâng cấp của Starlink đã giải quyết các vấn đề do vệ tinh phản chiếu ánh sáng mặt trời khi chúng quay quanh Trái đất. Nếu công nghệ mới hoạt động hiệu quả như công ty đã tuyên bố, nó sẽ giúp hệ thống vệ tinh internet trở nên "vô hình" và không thể được nhìn thấy bằng mắt thường khi ở độ cao tiêu chuẩn.
Thông tin này được đưa ra sau khi SpaceX phải nhận những nỗ lực phản đối của cộng đồng thiên văn học toàn cầu đối về dự án Starlink do ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu vũ trụ. Ngay sau đó, SpaceX đã lắng nghe và hợp tác với cộng đồng thiên văn học.
Theo đó, hiện tại, các vệ tinh của Starlink đã gây ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của cộng đồng thiên văn học toàn cầu. 
"Chúng tôi khó có thể nghiên cứu khoa học trong một khoảng thời gian và hoạt động của chúng tôi đều là từ thuế của người dân. Do đó, người nộp thuế phải trả chi phí cao hơn cho cùng một lượng nghiên cứu khoa học chỉ vì hành động của một công ty tư nhân”, Samantha Lawler, một nhà thiên văn học tại Đại học Regina ở Canada chia sẻ.
SpaceX đã phát hành bộ tài liệu công khai phác thảo các biện pháp mới mà họ sẽ thực hiện để giảm tác động của chùm vệ tinh internet đối với cộng đồng thiên văn.
Các biện pháp mới này trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh CEO Elon Musk công bố sẽ có "hơn 4.200 vệ tinh Starlink hoạt động trong vòng 18 tháng tới", chiếm 2/3 tổng số vệ tinh hiện đang hoạt động trên quỹ đạo trái đất.
Hiện nay, có khoảng 2.300 vệ tinh Starlink đang hoạt động trên quỹ đạo và SpaceX cũng đã phê duyệt thêm 30.000 vệ tinh khác trong tương lai.
 
Hình ảnh dự kiến của vệ tinh Starlink 2.0. Ảnh: Elon Musk
Hình ảnh dự kiến của vệ tinh Starlink 2.0. Ảnh: Elon Musk
Trong tài liệu mới, SpaceX trình bày chi tiết cách công ty hợp tác với các nhà thiên văn học để phát triển một số nguyên tố mới giúp giảm sự phản xạ ánh sáng mặt trời từ các vệ tinh Starlink.
Công ty của Elon Musk trước đây cũng đã thử lắp một "tấm che mặt trời" trên các vệ tinh của mình. Tuy nhiên, những tấm che này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Starlink. Chúng cũng tạo ra quá nhiều lực cản trong khí quyển, khiến các vệ tinh phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn để duy trì quỹ đạo.
Để thay thế các tấm chắn này, SpaceX đã phát minh ra một tấm phim phản chiếu mới. Tấm phim này giúp vệ tinh internet phân tán hầu hết ánh sáng mặt trời và phản xạ ra xa, giúp nó không bị nhìn thấy từ trái đất.
SpaceX cho biết, tấm phim mới ứng dụng trên vệ tinh Starlink 2.0 sẽ làm giảm độ sáng phản chiếu gấp mười lần so với phiên bản hiện tại.
Công ty cũng tiết lộ sẽ sử dụng các vật liệu tối hơn trên vệ tinh để làm cho bề mặt của nó ít phản xạ hơn. Hiện tại SpaceX sẽ bắt đầu sử dụng sắc tố "đỏ sẫm" thay vì vật liệu màu trắng trên các tế bào quang năng của vệ tinh internet. Đối với Starlink 2.0, nó sẽ sử dụng sơn màu "đen có độ phản xạ thấp" trên các bộ phận không thể phủ bằng màng gương.
Cuối cùng, SpaceX cũng cho biết công ty sẽ hướng các tấm pin năng lượng Mặt trời của Starlink 2.0 ra xa Mặt trời vào những thời điểm cụ thể trong ngày.
Tuy cách này cũng làm giảm 25% năng lượng thu nhận cho vệ tinh, nhưng SpaceX đã chuẩn bị cho vấn đề này và đưa ra cách giải quyết trên thế hệ vệ tinh thứ hai.
Để đạt được mục tiêu này, SpaceX cho biết họ sẽ bán công nghệ phim mới cho các nhà khai thác bên thứ ba. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu SpaceX có hợp tác với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Amazon hay không. Bên cạnh đó, còn phải xem chính xác mức độ hiệu quả của các biện pháp mới trong thực tế.
Theo Anh Vũ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm