Chính trị

Tin tức

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội phù hợp thực tiễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sáng 14-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến vào dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7, Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

 

Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Luật hiện hành, gồm 6 chương với 140 điều. Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật này nhằm thể chế hóa các văn kiện của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hoạt động Quốc hội cho phù hợp với thực tiễn.

Về phạm vi điều chỉnh, các đại biểu đề nghị chỉ tập trung quy định các vấn đề về tổ chức của Quốc hội. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị giữ bố cục và cơ cấu của Luật tổ chức Quốc hội như hiện nay, chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung thật cần thiết để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp mới và yêu cầu thực tiễn.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được thực hiện tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Tuy nhiên, Hiến pháp mới không quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy, các đại biểu cũng nêu câu hỏi, trong lần sửa đổi này, Luật Tổ chức Quốc hội có nên quy định về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm hay không? Để nâng cao hơn nữa trách nhiệm cũng như hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, Ban soạn thảo đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến dự án Luật Hải quan (sửa đổi) và bàn chương trình hoạt động đối ngoại năm 2014 của các cơ quan của Quốc hội.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm