TN - Đất & Người

Tây Nguyên: Móc hồ, khoét rãnh tìm nước chống hạn hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hạn hán kéo dài, nhiều khu vực ở Bắc Tây Nguyên bắt đầu xuất hiện cảnh "đồng khô, ruộng khát" khiến nông dân lo cây trồng chết cháy.

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, hạn hán kéo dài, hàng ngàn hộ nông dân đang nỗ lực chắt chiu từng giọt nước để cứu cây. Các biện pháp khoan giếng, đào ao, chặn suối, khoét lòng hồ… đều được bà con nông dân vận dụng mong tìm nước tưới cây.

Trong cái nắng quay quắt, nhiều nơi nông dân bất lực, phó thác cây trồng của mình vào những cơn mưa chưa báo trước.

Khoét lòng hồ tìm nước

Từ nhiều ngày nay, mới sáng sớm anh Nguyễn Thanh Vũ (thôn Tây Hồ, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai) ra khu vực hồ Tây Hồ, tranh thủ nổ máy tưới nước cho vườn chanh dây bảy ha. Tuy nhiên, khi mặt trời lên vừa cây sào, anh phải đóng máy do không còn nước để tưới.

Hồ Tây (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai) cạn khô. Ảnh: LK.

Hồ Tây (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai) cạn khô. Ảnh: LK.

Anh Vũ chia sẻ: “Tôi rất lo lắng cho vườn chanh dây của mình, tôi đã đầu tư hơn một tỉ vào đây rồi. Vườn cây bây giờ đang giai đoạn leo giàn, nếu không có nước tưới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ cây kém phát triển, tình huống xấu là chết cây”.

Theo anh Vũ, cách đây hơn bốn tháng, hồ nước Tây Hồ rộng gần 20 ha như biển nước mênh mông, nay đã trơ đáy. Ngay giữa lòng hồ được khoét rãnh sâu hơn ba mét, dài cả trăm mét giờ cũng không còn nước.

Anh Nguyễn Thanh Vũ mỗi ngày chỉ tưới nước chưa tới hai giờ do hạn hán, nước hồ khô kiệt. Ảnh: LK.

Anh Nguyễn Thanh Vũ mỗi ngày chỉ tưới nước chưa tới hai giờ do hạn hán, nước hồ khô kiệt. Ảnh: LK.

Ngay giữa lòng Hồ Tây (xã Bàu Cạn), người dân đào rãnh, khoét mương để tìm nước giữa mùa khô, hạn hán kéo dài. Ảnh: LK.

Ngay giữa lòng Hồ Tây (xã Bàu Cạn), người dân đào rãnh, khoét mương để tìm nước giữa mùa khô, hạn hán kéo dài. Ảnh: LK.

Để cứu vườn cây, anh dự tính thuê xe múc để tiếp tục khoét sâu vào rãnh nước dưới lòng hồ. Đồng thời, tính phương án khoan giếng để lấy nước với chi phí hơn 100 triệu đồng.

Cách đó hơn 5 km, hồ Bàu Nai (thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn), rộng hơn 12 ha cũng đã cạn trơ đáy. Ngay giữa lòng hồ, người dân đã tập trung máy đào, khoét sâu vào lòng hồ để lấy nước. Nhiều máy hút nước cũng đã bất động từ nhiều ngày nay, dây ống nằm phơi nắng.

Anh Hồ Minh Tân ngán ngẫm nói: “Nước hồ đã cạn khoảng hai mươi ngày nay rồi. Lo sợ hơn một ha cà phê của mình chết khô, tôi đã huy động máy móc đào sâu vào lòng hồ hy vọng kiếm được ít nước tưới. Để tăng cơ hội lấy nước, tôi còn cho khoan thêm mấy mũi vào lòng hồ. Nếu tình hình này kéo dài, không có mưa thì chỉ biết nhìn cây chết khát”.

Đến thời điểm này, hạn hán khiến nhiều lòng hồ ở Gia Lai đã cạn trơ đáy. Ảnh: LK.

Đến thời điểm này, hạn hán khiến nhiều lòng hồ ở Gia Lai đã cạn trơ đáy. Ảnh: LK.

Trước đó, từ tháng 2-2024, hơn 40 hộ dân vực cánh đồng Chư Bon (thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) đã làm đơn cầu cứu, hỗ trợ cấp bách cho hơn 260 ha trồng lúa, khoai, ngô không có nước tưới. Tuy nhiên, do vướng các quy định về đấu thầu nên trạm bơm nước trị giá hơn 1,2 tỉ đồng không được triển khai, người dân đành tự cứu “bỏ xa lấy gần”, cứu những nơi có thể cứu.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai, đơn vị đang quản lý 16 hồ chứa, đã có 12 hồ chứa dung tích nước chỉ đạt đạt từ 12% đến 48% và 18 đập dâng thì có 13 đập có mực nước trước cống từ 0,28-1,6 m, 5 đập dâng còn lại (đập An Phú, đập Ia Vê, đập Plei Wâu, đập An Mỹ, đập Ia Lâu) mực nước hiện tại bằng 0.

Nắng sẽ còn gay gắt

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 3-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán trên 5,2 tỉ đồng. Về nông nghiệp, mức độ thiệt hại do hạn hán hoàn toàn trên 70% có 83,2 ha, cây trồng, thiệt hại từ 50-70% hơn 81 ha.

Các địa phương có diện tích bị hạn nặng như: huyện Phú Thiện thiệt hại khoảng 88,37 ha, ước giá trị thiệt hại gần 4,8 tỉ đồng, huyện Mang Yang có 27 ha, thiệt hại 317 triệu đồng, huyện Chư Păh có 62,54 ha, huyện Kbang 54 ha…

Nông dân thôn Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai) bất lực nhìn hồ Bàu Nai cạn khô. Ảnh: LK

Nông dân thôn Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai) bất lực nhìn hồ Bàu Nai cạn khô. Ảnh: LK

Ông Bùi Trọng Thành, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Thiện, cho biết năm nay nhiều khu vực trên địa bàn bị thiệt hại nặng là do hạn hán cục bộ, xa hệ thống thủy lợi. Để ứng phó với hạn hán, huyện đã có khuyến cáo người dân tận dụng nguồn nước, đồng thời chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Trước tình hình nắng nóng, hạn hán kéo dài, ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Sê bày tỏ lo lắng: “Toàn huyện có hơn 15.000 cây cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả. Do vậy, nhu cầu nước tưới rất lớn, nếu thời gian tới nắng nóng, hạn hán vẫn duy trì thì nguy cơ cây trồng bị ảnh hưởng là rất lớn”.

Theo ông Hợp, có kinh nghiệm từ nhiều năm trước, vụ lúa đông xuân của bà con trên địa bàn đến nay cơ bản đã thu hoạch xong nên không phát sinh thiệt hại.

Nhiều nông dân lo lắng cây trồng chết khát do hạn hán, không có nước. Ảnh: TH.

Nhiều nông dân lo lắng cây trồng chết khát do hạn hán, không có nước. Ảnh: TH.

Trước đó, từ đầu mùa khô, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm về phòng, chống hạn hán, thiếu nước; chủ động tổ chức nạo vét kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng, khơi thông dòng chảy.

Trao đổi với PLO, ông Nguyễn Văn Huấn, Trưởng Phòng dự báo (Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên), cho biết do ảnh hưởng El Nino, nền nhiệt khu vực mùa khô năm nay tăng cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn năm 2022-2023.

“Do vậy, mùa khô sẽ kéo dài, mùa mưa đến muộn hơn và mưa trái mùa có diễn biến cực đoan hơn như mưa đá, mưa kèm dông lốc tố, sét. Từ nay tới cuối tháng 4-2024 khu vực khả năng sẽ hứng chịu thêm nhiều đợt nắng nóng gay gắt. Tình hình nóng khô, hạn hán sẽ khốc liệt hơn nhiều năm”, ông Huấn nói.

Theo ông Huấn, dự báo mùa mưa Tây Nguyên năm nay một số nơi sẽ đến trễ khoảng 15-20 ngày so với các năm. Ngay trong mùa mưa vẫn có nguy cơ cao có khả năng thiếu nước do mưa gián đoạn (tháng 6-7), khô hạn vẫn có thể xảy ra.

Kon Tum nhiều diện tích nguy cơ hạn nặng

Theo UBND tỉnh Kon Tum, tình trạng ít mưa, hạn hán, thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 sẽ tác động lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đến nay, tổng diện tích cây trồng có nguy cơ khô hạn, thiếu nước trên 1.770 ha, trong đó TP Kon Tum khoảng 870 ha, huyện Đăk Hà khoảng 505 ha.

Hồ Thủy lợi C3 huyện Đăk Hà trơ đáy. Ảnh: ĐN.

Hồ Thủy lợi C3 huyện Đăk Hà trơ đáy. Ảnh: ĐN.

Có thể bạn quan tâm