Chính trị

Tin tức

Nhân sự

Tiêu chuẩn, điều kiện để đảng viên tự ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hướng dẫn 36-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ các tiêu chuẩn, điều kiện để đảng viên tự ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp.

 Ảnh minh họa. Theo chinhphu.vn
Ảnh minh họa. Theo chinhphu.vn



Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện để đảng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được hướng dẫn như sau:

Đảng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội, tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội và Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Cụ thể, Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội qui định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như sau:

1. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

2. Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

5. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

6. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Còn Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương qui định tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

1. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

2. Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

5. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Theo Hướng dẫn 36, đảng viên tự ứng cử phải được cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên đồng ý, cụ thể:

Đối với đảng viên không giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị-xã hội, nếu tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải báo cáo và phải được chi bộ, đảng bộ cơ sở (nơi đảng viên sinh hoạt) đồng ý.

Đối với đảng viên đang giữ các chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc đã nghỉ hưu, nếu tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải báo cáo và phải được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ, đảng bộ cơ sở (nơi đảng viên sinh hoạt) đồng ý.

 

https://laodong.vn/thoi-su/tieu-chuan-dieu-kien-de-dang-vien-tu-ung-cu-dbqh-hdnd-cac-cap-886593.ldo

Theo Xuân Hải (LĐO)

Có thể bạn quan tâm