Toàn cảnh cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi trước ngày thông xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi được kỳ vọng là con đường tạo cơ hội cho các tỉnh Trung Trung Bộ phát triển đột phá.
Theo kế hoạch, cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thông xe trong hai tuần tới, nhưng người dân đã đổ xô chạy xe máy, ôtô lên tuyến đường này.
 
Theo kế hoạch, ngày 2-9, tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thông xe đúng dịp lễ Quốc khánh.
 
Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khởi đầu tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Năm 2013, khi khởi công dự án cao tốc này, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cam kết dự án hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư đã 2 lần xin gia hạn tiến độ hoàn thành dự án. Trong đó, lần đầu vào ngày 30-6 và lần 2 vào 31-7-2018.
 
Trạm thu phí Bắc Quảng Ngãi tại Km 124, đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng chiều dài gần 140 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp (giai đoạn 1), tốc độ thiết kế 120 km/h.
 
Nhóm công nhân tất bật dọn vệ sinh dọc tuyến cao tốc, đoạn qua xã Nghĩa Điền (huyện Tư Nghĩa). Chủ đầu tư cam kết đến ngày 2/9, tuyến cao tốc này thông xe, đưa vào vận hành.
 
Trong khi đó, nhà thầu đang lắp dải phân cách cứng, ngăn chặn không cho xe tải chở vật liệu gây rơi vãi đất, đá trước ngày thông xe trên cao tốc.
 
Tuyến cao tốc có tốc độ thiết kế 120 km/h (đoạn đặc biệt khó khăn 100 km/h). Dự án được chia làm 13 gói thầu xây lắp, với tổng mức đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng.
 
Biển cấm một số phương tiện vào đường cao tốc tại điểm cuối nút giao thông đường vành đai, đoạn qua xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
 
Dự án bao gồm công trình hầm dài 540 m (tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), được thiết kế thành hai đường hầm riêng biệt giữa chiều đi và chiều đến; 102 cây cầu lớn nhỏ với chiều dài gần 9 km; 9 nút giao liên thông, hệ thống thoát nước…
 
Biển báo giữ khoảng cách an toàn trên cao tốc đoạn qua TP Quảng Ngãi.
 
Những tấm chống lóa được lắp đặt trên dải phân cách. Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
 
Điểm cuối tuyến cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi là nút giao thông đường vành đai thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa. Tuyến cao tốc này được hứa hẹn mở ra cơ hội đầu tư cũng như kết nối vận chuyển quốc tế của tam giác kinh tế Việt Nam-Lào -Campuchia. Tuyến đường giúp đảm bảo giao thông thông suốt, cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân trong khu vực thường xuyên bị bão lụt.
 
Thiết bị lắp rào chắn, hành lang an toàn... nằm la liệt trên đường dẫn vào cao tốc, đoạn qua xã Nghĩa Điền (huyện Tư Nghĩa).
 
Người dân dắt xe máy qua hành lang an toàn. "Đi đường tránh mất nhiều thời gian nên hàng ngày chúng tôi vượt qua các điểm phong tỏa, chạy xe máy vào đường cao tốc để đi lại làm ăn, mưu sinh", ông Nguyễn Sinh (ngụ xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) giải thích.
 
Trước đó, ngày 2-8, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thị sát tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Sau khi kiểm tra toàn tuyến, Bộ trưởng Thể nhận xét một số vị trí thi công làm ngược quy trình, chắp vá...
 
Ông Thể nhắc nhở Ban quản lý đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi (VEC) phải xử lý mặt đường để khi đưa vào vận hành không xảy ra tình trạng chỗ lồi, nơi lún, gây mất an toàn giao thông.
 
Ông Thể nhắc nhở Ban quản lý đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi (VEC) phải xử lý mặt đường để khi đưa vào vận hành không xảy ra tình trạng chỗ lồi, nơi lún, gây mất an toàn giao thông.
 
Đường dẫn phía nam từ quốc lộ 1 nối vào cao tốc, đoạn qua các xã: Nghĩa Thương, Nghĩa Trung, Nghĩa Điền (huyện Tư Nghĩa) và Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành). Lãnh đạo công an các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đề nghị Ban quản lý cao tốc nghiêm túc thực hiện lắp biển báo, đảm bảo yêu cầu. Khi tuyến cao tốc chưa đạt đủ các điều kiện thì phải hạn chế tốc độ.
Minh Hoàng (ZING)

Có thể bạn quan tâm