TN - Đất & Người

Trục lợi từ việc hút cát trái phép khi nạo vét lòng hồ Suốt Đắk Ter

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc nạo vét lòng hồ Suốt Đắk Ter tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) có tổng mức đầu tư 314 triệu đồng. Với lý do, trong thời gian qua do lượng mưa lớn nên đất bồi đắp trước ngưỡng đập rất nhiều cần được hút sạch. Tuy nhiên, khi thực hiện lại dùng máy hút, bơm lên bờ hàng trăm m3 cát trái phép.
Nằm cách trụ sở UBND huyện Tu Mơ Rông không xa khoảng chừng 300m, lòng hồ Suốt Đắk Ter vẫn nằm ngổn ngang với các ụ cồn giữa lòng hồ, làm ngăn dòng nước chảy. Vì thế, ông A. Hơn- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông đã ban hành Quyết định số 635a/QĐ-UBND ngày 9-8-2019 gửi Trung tâm Môi trường và dịch vụ đô thị huyện Tu Mơ Rông về việc nạo vét lòng hồ.
Theo phê duyệt hồ sơ, chủ đầu tư công trình nạo vét lòng hồ Suốt Đắk Ter có tổng vốn là 314 triệu đồng từ ngân sách huyện và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác. Với hình thức, chủ đầu tư thuê tư vấn điều hành, quản lý thực hiện dự án, việc Trung tâm Môi trường và dịch vụ đô thị huyện chịu trách nhiệm lập thủ tục đầu tư, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, tổ chức và thực hiện đúng theo quy định.
 
Nhiều vết nứt và sụt lún tại chân cầu đường đi qua đập Đắk Ter. Ảnh: T.Nhuệ
Nói là vậy, thế nhưng khi thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Suốt Đắk Ter lại không phải vậy, việc nạo vét chưa thấy nhưng lại thấy xuất hiện máy hút cát. Với tần suất lớn, có khoảng 200 đến 300m3 cát sạch, dạng cát xây dựng được chứa tại bãi. Theo quan sát của chúng tôi, khu vực gần lòng hồ có xuất hiện một máy hút cát, có vòi hút lên đến khu vực chứa cát.
Ngoài ra, khu vực được đặt máy hút lại rất gần bờ đập và cầu bắc ngang qua sông Đắk Ter, với thời tiết mùa mưa như hiện nay, việc đặt máy gần bờ đập và chân cầu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình thủy lợi, gây xói mòn, sạt lở theo thời gian. Mực nước lớn kèm theo độ xoáy nước, nắn dòng chảy của sông là điều tất yếu có thể xảy ra, về việc này không thể đảm bảo các công trình xây dựng lân cận tại khu vực lòng hồ Suốt Đắk Ter.
Về việc này, nội dung chỉ đạo của UBND huyện ghi rõ tiến hành nạo vét do lòng hồ Suốt Đắk Ter bị bùn đất bồi lấp nên cần được xử lý. Thế nhưng, khi thực hiện lại hoàn toàn khác, có một máy hút cát, với ống hút cỡ lớn hút cát lên bờ để rồi hàng trăm m3 cát được đưa đi đâu? Và làm gì? Thực hư không ai biết.
Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Rông cho hay: “Việc nạo vét lòng hồ Suốt Đắk Ter là chủ trương của UBND huyện. Huyện đã giao cho Trung tâm Môi trường và dịch vụ đô thị huyện chịu trách nhiệm. Đập phải có cát chứ có gì đâu, qua mưa bão phải nạo vét, chỉ có đất và cát thôi, thiết kế là đập và cầu là đường đi ở trên nên việc hút lên chỉ có cát thôi”.
Thực tế hiện nay, trên bề mặt chân đập và cầu đường đi đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn, sạt lở và xuống cấp nghiêm trọng. Việc hút cát dưới lòng sông trái với Quyết định 365a/QĐ-UBND ngày 9-8-2019 của UBND huyện Tu Mơ Rông. Hút lên không có đất, không tiến hành nạo vét các điểm bồi đất ở lòng hồ. Về vấn đề này, nếu chính quyền huyện Tu Mơ Rông không có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời thì không lâu sau, chân bờ đập Đắk Ter và các công trình lân cận sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời tiết mưa lớn, sạt lở như hiện nay.
Tiến Nhuệ (Pháp luật & Xã hội)

Có thể bạn quan tâm