Bạn đọc

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

1. Cử tri huyện Kbang kiến:

Sông Đăk Pne chảy qua địa phận xã Kon Pne, huyện Kbang với chiều dài khoảng 13 km, dọc theo dòng sông có khoảng 70 ha lúa nước người dân đang sản xuất. Qua các đợt mưa bão, sông Đăk Pne chảy qua địa phận xã Kon Pne đã sạt lở khoảng 500m, ảnh hưởng trực tiếp đến 05 ha lúa nước của người dân; UBND xã đã chủ động bố trí kinh phí, huy động lực lượng khắc phục tạm thời.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định, lâu dài, an tâm cho Nhân dân sản xuất lúa nước 02 vụ, đề nghị UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (nếu không bố trí khắc phục kịp thời, dự kiến diện tích bị ảnh hưởng mùa mưa bão sẽ tăng lên).

Kết quả giải quyết:

Theo Phụ lục XI, Phương án phát triển các tuyến kè chống sạt lở tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 - ban hành kèm theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Tại mục thứ tự số 22 thể hiện bao gồm “Các tuyến kè sạt lở phát sinh mới trên địa bàn toàn tỉnh”.

Vì vậy, công trình Kè chống sạt lở sông Đăk Pne phù hợp với danh mục thuộc Phương án phát triển các tuyến kè chống sạt lở theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Do đó, đề nghị UBND huyện Kbang báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 để triển khai thực hiện.

2. Cử tri huyện Phú Thiện kiến nghị:

* Tại thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ có cánh đồng lớn, đã hình thành từ lâu nhưng chưa có hệ thống thủy lợi; hiện nay bà con nông dân canh tác lúa không chủ động được nguồn nước tưới nên thường xuyên gặp hạn hán, mất mùa làm ảnh hưởng tới đời sống của bà con. Đề nghị UBND tỉnh sớm đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân.

Kết quả giải quyết:

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương đầu tư Dự án Trạm bơm điện cánh đồng thôn Đoàn kết, huyện Phú Thiện để tưới cho 390 ha đất canh tác tại khu vực này. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án nói trên tại Văn bản số 851-TB/TƯ ngày 13/8/2024 Thông báo kết luận hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đối với các văn bản của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh. Hiện nay UBND tỉnh đang chỉ đạo sở, ngành, UBND huyện Phú Thiện triển khai các bước tiếp theo.

* Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Nhà máy nước sạch Ayun Hạ mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch cho bà con Nhân dân, nhất là các khu dân cư dọc Quốc lộ 25.

Kết quả giải quyết:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai sẽ đưa việc mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước này vào Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm, giai đoạn 2026-2031, trình UBND tỉnh và các ngành xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện dần hàng năm.

Ảnh: Internet

3. Cử tri huyện Ia Pa kiến:

* Hiện nay trên địa bàn xã Pờ Tó, huyện la Pa có 214 hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. Đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích đất Công ty Hoàng Anh Gia Lai thuê trong phần diện tích đất Nông trường cao su tại xã Pờ Tó (diện tích 93,22 ha bỏ hoang không canh tác) giao cho UBND huyện để cấp đất sản xuất cho hộ nghèo thiếu đất sản xuất.

Kết quả giải quyết:

Để giải quyết dứt điểm nội dung kiến nghị của cử tri huyện Ia Pa, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Ia Pa:

- Có trách nhiệm phối hợp với Công ty TNHH MTV cao su Trung Nguyên, các hộ dân đang canh tác tại khu vực này đo đạc, xác định mốc ranh giới cụ thể phần diện tích các hộ dân đang canh tác trong diện tích đã giao cho Công ty TNHH MTV cao su Trung Nguyên, lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) thu hồi diện tích đất đơn vị không sử dụng và các hộ dân đang canh tác để giao về cho địa phương quản lý.

- Trên cơ sở kết quả rà soát nhu cầu sử dụng đất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, kết quả rà soát vị trí đề nghị thu hồi đất, UBND huyện la Pa thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân đang sử dụng đất hoặc thực hiện giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định.

* Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc đổi tên Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Ayun Pa thành Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, trong phần diện tích hơn 9.000 ha có 4.724,8 ha nằm ngoài diện tích quy hoạch 3 loại rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn giao tạm thời cho UBND huyện Ia Pa quản lý.

Hiện nay vùng này có nhiều dự án đang được quan tâm, người dân đang canh tác sản xuất; tuy nhiên đến nay chưa có quyết định chính thức bàn giao cho UBND huyện quản lý, nên UBND huyện chưa có cơ sở để triển khai, lập phương án sử dụng diện tích này, người dân đang canh tác trên phần diện tích này không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo cơ quan chuyên môn đẩy nhanh tiến độ đo đạc và sớm có quyết định bàn giao chính thức cho UBND huyện để tập trung phát triển sản xuất.

Kết quả giải quyết:

Thực hiện Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc đổi tên Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Ayun Pa thành Ban QLRPH Ia Tul trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan tham gia chuyển giao diện tích quản lý của Ban QLRPH Ayun Pa về các huyện Ia Pa, Chư Sê, Phú Thiện để quản lý, bảo vệ theo quy định. Theo đó, chuyển giao diện tích đất và rừng do Ban QLRPH Ayun Pa quản lý về UBND huyện Ia Pa quản lý như sau:

Tổng diện tích đất, rừng: 9.584,14 ha (nằm trên địa phận xã Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó).

- Diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng: 4.724,82 ha.

- Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng: 4.859,32 ha. Trong đó: Diện tích đất có rừng: 2.093,69 ha (rừng sản xuất 1.895,82 ha; rừng phòng hộ 197,87 ha); diện tích đất chưa có rừng: 2.765,63 ha.

Ngày 18/6/2024, Văn phòng UBND tỉnh có Thông báo số 105/TB-VP kết luận của đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với UBND huyện Ia Pa, theo đó: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan khẩn trương xử lý kiến nghị đo đạc, bàn giao đất Ban QLRPH Ayun Pa cũ (nay là Ban QLRPH la Tul).

Ngày 21/8/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3077/STNMT-QHĐĐ báo cáo UBND tỉnh, theo đó đề xuất UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo Giao Sở Tài nguyên và Môi trường: Đo đạc bổ sung diện tích 14.640,35 ha đất của Ban QLRPH Ia Tul (trước đây là Ban QLRPH Ayun Pa) dự kiến chuyển giao về cho các huyện Chư sê, Phú Thiện, la Pa theo Quyết định số 176IQĐ- UBND. UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 20/9/2024. Tuy nhiên, do việc này có liên quan đến kinh phí nên các ngành đang thảo luận, cân đối nguồn kinh phí bổ sung để phục vụ công tác đo đạc, giao đất.

UBND tỉnh ghi nhận vấn đề này và sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành cân đối nguồn kinh phí để triển khai thực hiện.

Có thể bạn quan tâm