Tuy nhiên, có những người mắc bệnh sau đây không nên uống nước đá vì có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn, theo tờ Indian Express.
Tiến sĩ Mohan Kumar Singh, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Marengo Asia, Gurugram (Ấn Độ), cho hay uống nhiều nước đá có thể gây sốc cho các hệ thống của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, nước đá có thể tạm thời hạn chế các mạch máu ở cổ họng, gây đau hoặc kích ứng cổ họng.
Trời nắng nóng quá mức, nhiều người thích uống nước đá để giải tỏa cơn khát. Minh họa: Pexels |
Người bị viêm họng, cảm cúm hoặc dị ứng
Nước đá có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng bệnh ở người viêm họng.
Chuyên gia Yashika Dua, nhà tư vấn dinh dưỡng, làm việc tại Bệnh viện Artemis Lite (Ấn Độ), cho biết: Uống nước đá, nhất là sau bữa ăn, có thể làm tăng sản xuất chất nhầy trong cổ họng, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở người bị cảm cúm hoặc dị ứng, theo Indian Express.
Nước đá có thể khiến các mạch máu co lại, có khả năng làm giảm lưu lượng máu đến vùng cổ họng và do đó khiến bệnh viêm họng lâu khỏi hơn.
Ngoài ra, nước đá có thể gây căng cơ ở cổ họng, khiến người bị đau họng khó nuốt và khó chịu hơn. Chuyên gia Dua cho biết: Nước đá cũng có thể gây đau họng, nghẹt mũi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Tiến sĩVinita Singh Rana, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp, tại Bệnh viện Apolo (Ấn Độ), cho biết. Việc co mạch máu do uống nước lạnh cũng có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, gây co thắt dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, dẫn đến đầy hơi, đau bụng và thậm chí táo bón. Vì vậy, người bị vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên tránh uống nước đá lạnh.
Uống nước đá có thể làm lạnh các dây thần kinh ở cột sống vốn ảnh hưởng đến não và dẫn đến đau đầu. Minh họa: Pexels |
Người bị viêm xoang hoặc đau nửa đầu
Tiến sĩ Rana cho hay uống nước lạnh có thể làm lạnh các dây thần kinh ở cột sống vốn ảnh hưởng đến não và dẫn đến đau đầu, nhất là ở người bị viêm xoang hoặc mắc chứng đau nửa đầu, theo Indian Express.