Ảnh đẹp

Vẻ bình dị, yên ả của "hồ nước trời" đẹp nhất miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ai yêu mến mảnh đấy miền Tây ắt hẳn không còn xa lạ với Búng Bình Thiên, địa điểm được mệnh danh là “hồ nước trời”.
 

 

Búng Bình Thiên thuộc địa phận huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam.
 

 

Búng Bình Thiên gồm 2 hồ nước là Búng Lớn và Búng Nhỏ. Búng Nhỏ còn khá ít nước nên người ta thường ám chỉ Búng Lớn khi nói về Búng Bình Thiên (gọi tắt là Búng).
 

 

Búng Bình Thiên là một hồ nước lớn, thông với sông Bình Di ở một con rạch nhỏ, nhưng không thông với sông Hậu.
 

 

Nó có diện tích mặt nước trung bình là 193 ha, độ sâu trung bình là 6m; Búng Nhỏ có diện tích mặt nước trung bình là 10 ha, độ sâu trung bình là 5m.
 

 

Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.
 

 

Có một số truyền thuyết dân gian về sự ra đời của Búng Bình Thiên. Trong đó, có 2 phiên bản phổ biến.
 

 

Truyền thuyết kể rằng, ở cuối thế kỷ 18, khi đó chưa có hồ nước ở Búng Bình Thiên, vào một mùa khô hạn, một viên tướng của nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương (hoặc Võ Duy Dương, Võ Văn Hùm, Võ Văn Cọp) khi hành quân tới khu vực Búng Bình Thiên đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là hồ nước trời.
 

 

Phiên bản khác thì kể rằng khi chúa Nguyễn Ánh trốn chạy quân Tây Sơn, lúc qua khu vực Búng Bình Thiên do khô hạn, không có nước uống nên đã rút gươm đâm xuống đất để xin trời ban nước.
 

 

Búng Bình Thiên là hồ chứa nước thiên nhiên rộng lớn, cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho cả vùng phụ cận.
 

 

Bên cạnh đó, nó còn là “túi cá đồng” tự nhiên rất phong phú, là điểm du lịch lý thú vì cảnh quan hãy còn khá nguyên sơ, và còn vì những món ăn dân dã mang đậm chất của một thời đi mỡ cõi, như: Chuột nướng, lẩu mắm, cá linh kho, cá lóc nướng trui...

 

 
 

Theo KHPT

Có thể bạn quan tâm