Ao cá giống trong quy trình sản xuất cá tra bột, cá tra giống. |
Cụ thể, nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản, trong giai đoạn 2011-2012, Hà Lan sẽ giúp để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Ủy ban Thủy sản Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC); đồng thời hai bên nhất trí sẽ tìm nguồn vốn để thực hiện chương trình đào tạo về an toàn thực phẩm và luật pháp của Liên minh châu Âu cho các kiểm nghiệm viên và những nhà làm luật của Việt Nam.
Đối với dự án thí điểm “Xử lý bùn thải trong nuôi cá tra/basa” ở Đồng bằng sông Cửu Long, phía Hà Lan đã cam kết đầu tư 300.000 Euro trong 3 năm (2010-2012) nhằm góp phần cải thiện sự bền vững của phương pháp nuôi cá tra/basa của nông dân Việt Nam. Đây là dự án rất phù hợp vì nó tuân thủ theo những tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.
Hợp tác theo hình thức PPP còn thể hiện qua việc phía Hà Lan tham gia đề xuất “Chương trình phát triển ngành cà phê theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Tổng kinh phí chương trình là 32 triệu euro trong giai đoạn 2009-2012; trong đó dự kiến cộng đồng các nhà tài trợ đóng góp khoảng 47% kinh phí.
Từ ngày 18 đến 24-1-2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan (ELI) tìm hiểu thực tế tại Việt Nam để xây dựng Đề xuất dự án mới Hỗ trợ thúc đẩy quan hệ PPP về Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam.
Ngoài ra, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G) cũng được hai bên rất quan tâm. Hà Lan đang nghiên cứu xây dựng Đề xuất cho 3 dự án là quy hoạch tổng thể hệ thống giết mổ, chế biến thịt ở Việt Nam; thúc đẩy sản xuất khoai tây và công tác bảo hộ giống khoai tây ở Việt Nam; bảo vệ giống lợn nội chống các bệnh ngoại lai. Mỗi dự án trong chương trình G2G có vốn tài trợ từ 150.000 euro trở xuống.
Theo TTXVN