Kinh tế

Giá cả thị trường

Xuất khẩu gỗ và SP gỗ thu về gần 5 tỷ USD trong 7 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

 Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nửa đầu năm sang Malaysia tăng mạnh nhất, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nửa đầu năm sang Malaysia tăng mạnh nhất, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm ngoái.



Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng qua ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018-chiếm 78,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh  là Malaysia (gấp 2,1 lần), Hàn Quốc (52,8%), Pháp (24,8%), Hoa Kỳ (12,5%) và Úc (14,8%).

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Vinanet) của Bộ Công Thương, nửa đầu năm 2018, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt 1,783 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của cả nước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,610 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 56,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chiếm 41,1% tỷ trọng, đạt 1,6 tỷ USD, tăng 12,48% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là Trung Quốc lục địa, chiếm 13,4% tỷ trọng đạt 555,6 triệu USD, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kế đến là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia…. đạt kim ngạch lần lượt 528 triệu USD; 459,7 triệu USD; 142,6 triệu USD và 84,3 triệu USD…. Ngoài ra, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các nước EU chiếm 9,4%; Đông Nam Á chiếm 2,1% tỷ trọng.

Đặc biệt, nửa đầu năm, Thụy Sỹ, Séc và Malaysia tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Việt Nam, tăng lần lượt gấp 1,5 lần; 1,2 lần và gấp 1,09 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường như Hongkong (Trung Quốc) và Áo lại sụt giảm mạnh, giảm lần lượt 44,68% và 35,56% chỉ với 4,3 nghìn USD và 370,1 nghìn USD.

Với tốc độ tăng trưởng trên hai con số, Vinanet dự báo trong nửa cuối năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tăng 13% - 15% bởi những yếu tố thuận lợi như: thị trường bất động trên toàn cầu cải thiện, theo chu kỳ hàng năm nửa cuối năm nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất tại nhiều thị trường lớn tăng.

 Hà Trần/VOV

Có thể bạn quan tâm