10 lâu đài, cung điện hoàng kim một thuở thành phế tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những cung điện và lâu đài này ban đầu là những nơi ở xa hoa của vua chúa hoặc giới quý tộc và các ông trùm kinh doanh. Nhưng giờ đây chúng đổ nát và tiêu điều. Dưới đây là hình ảnh cận cảnh về 10 cung điện, lâu đài bị bỏ hoang nổi tiếng khắp thế giới. 

Lâu đài Bodiam - Sussex, Anh: Lâu đài Bodiam được một hiệp sĩ của Edward III xây dựng năm 1385 với dự định sử dụng nó như một trang viên gia đình kiên cố. Sau khi dòng họ này diệt vong, lâu đài đổi chủ nhiều lần và cuối cùng bị bỏ hoang vào thế kỷ 17. Việc tôn tạo lại lâu đài chỉ được thực hiện từ năm 1925. Hiện đây là một điểm thu hút khách du lịch. Ảnh: bodiamcastle.uk.
Lâu đài Bodiam - Sussex, Anh: Lâu đài Bodiam được một hiệp sĩ của Edward III xây dựng năm 1385 với dự định sử dụng nó như một trang viên gia đình kiên cố. Sau khi dòng họ này diệt vong, lâu đài đổi chủ nhiều lần và cuối cùng bị bỏ hoang vào thế kỷ 17. Việc tôn tạo lại lâu đài chỉ được thực hiện từ năm 1925. Hiện đây là một điểm thu hút khách du lịch. Ảnh: bodiamcastle.uk.
Cung điện Leh tại Ladakh, Ấn Độ: Cung điện Leh được xây dựng từ bùn, gỗ, cát và đá vào năm 1553. Cung điện có độ cao 9 tầng là nơi ở của các thành viên hoàng tộc ở những tầng trên và có các nhà kho, chuồng ngựa ở những tầng dưới. Cung điện bị xâm chiếm vào thế kỷ 19 và bỏ hoang kể từ thời điểm đó. Ngay nay, đây là điểm thu hút du khách thuộc sự quản lý của cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ. Ảnh: Business Insider.
Cung điện Leh tại Ladakh, Ấn Độ: Cung điện Leh được xây dựng từ bùn, gỗ, cát và đá vào năm 1553. Cung điện có độ cao 9 tầng là nơi ở của các thành viên hoàng tộc ở những tầng trên và có các nhà kho, chuồng ngựa ở những tầng dưới. Cung điện bị xâm chiếm vào thế kỷ 19 và bỏ hoang kể từ thời điểm đó. Ngay nay, đây là điểm thu hút du khách thuộc sự quản lý của cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ. Ảnh: Business Insider.
Cung điện Jal Mahal ở Jaipur, Ấn Độ: Jal Mahal là một cung điện “nổi” ở giữa một hồ nước nhân tạo ở Jaipur, Ấn Độ. Trên thực tế, 4 cấp độ của tòa nhà đã bị chìm dưới nước. Cung điện xây dựng từ thế kỷ 16 với mục tiêu ban đầu là nơi nghỉ trong các chuyến săn bắn của hoàng tộc sở tại. Tuy nhiên, hạn hán, các đập nước và hoạt động mở rộng hồ là những nguyên nhân khiến cung điện bị chìm trong vòng 1 thế kỷ sau khi xây dựng. Ảnh: Atlas Obscura.
Cung điện Jal Mahal ở Jaipur, Ấn Độ: Jal Mahal là một cung điện “nổi” ở giữa một hồ nước nhân tạo ở Jaipur, Ấn Độ. Trên thực tế, 4 cấp độ của tòa nhà đã bị chìm dưới nước. Cung điện xây dựng từ thế kỷ 16 với mục tiêu ban đầu là nơi nghỉ trong các chuyến săn bắn của hoàng tộc sở tại. Tuy nhiên, hạn hán, các đập nước và hoạt động mở rộng hồ là những nguyên nhân khiến cung điện bị chìm trong vòng 1 thế kỷ sau khi xây dựng. Ảnh: Atlas Obscura.
Trang viên Kirby Hall - Northamptonshire, Anh: Kirby Hall được xây dựng năm 1570 cho gia đình Đại Pháp quan của Nữ hoàng Elizabeth I. Trang viên bị bỏ hoang từ năm 1810. Dù là phế tích nhưng hiện công trình này vẫn được tổ chức di sản Anh duy trì. Trang viên cũng từng được sử dụng làm phim trường hoặc đón các đoàn du khách. Nguồn: English Heritage.
Trang viên Kirby Hall - Northamptonshire, Anh: Kirby Hall được xây dựng năm 1570 cho gia đình Đại Pháp quan của Nữ hoàng Elizabeth I. Trang viên bị bỏ hoang từ năm 1810. Dù là phế tích nhưng hiện công trình này vẫn được tổ chức di sản Anh duy trì. Trang viên cũng từng được sử dụng làm phim trường hoặc đón các đoàn du khách. Nguồn: English Heritage.
Cung điện Sans Souci ở Milot, Haiti: Cung điện Sans Souci nằm ở vùng núi phía bắc Haiti và được hoàn thành năm 1813. Đây là nhà của vua Henri Barshe sinh sống cho đến khi ông qua đời năm 1820. Cung điện được biết đến là “Versailles của vùng Caribbean“. Cung điện sau đó bị hư hại không thể khắc phục được trong trận động đất năm 1842. Sau một thế kỷ bỏ hoang, cung điện được xếp hạng là di sản thế giới năm 1982. Ảnh: Getty.
Cung điện Sans Souci ở Milot, Haiti: Cung điện Sans Souci nằm ở vùng núi phía bắc Haiti và được hoàn thành năm 1813. Đây là nhà của vua Henri Barshe sinh sống cho đến khi ông qua đời năm 1820. Cung điện được biết đến là “Versailles của vùng Caribbean“. Cung điện sau đó bị hư hại không thể khắc phục được trong trận động đất năm 1842. Sau một thế kỷ bỏ hoang, cung điện được xếp hạng là di sản thế giới năm 1982. Ảnh: Getty.
Lâu đài Duckett's Grove ở Carlow, Ireland: Được xây dựng vào những năm 1700 trong khu đất rộng của gia đình Duckett nổi tiếng. Lâu đài bị hỏa hoạn năm 1933. Ảnh: Carlow Tourism.
Lâu đài Duckett's Grove ở Carlow, Ireland: Được xây dựng vào những năm 1700 trong khu đất rộng của gia đình Duckett nổi tiếng. Lâu đài bị hỏa hoạn năm 1933. Ảnh: Carlow Tourism.
Cung điện Pidhirtsi ở Lviv, Ukraina: Cung điện Pidhirtsi được kiến trúc sư người Italia Andrea dell'Aqua thiết kế vào thế kỷ 17 làm nhà cho các chỉ huy quân đội Ba Lan. Cung điện sau đó đã được chuyển đổi thành một bệnh viện dành cho bệnh nhân lao trong Thế chiến 2. Sau đó, cung điện này bị bỏ hoang. Hiện đây là điểm du lịch. Ảnh: World Monuments Fund.
Cung điện Pidhirtsi ở Lviv, Ukraina: Cung điện Pidhirtsi được kiến trúc sư người Italia Andrea dell'Aqua thiết kế vào thế kỷ 17 làm nhà cho các chỉ huy quân đội Ba Lan. Cung điện sau đó đã được chuyển đổi thành một bệnh viện dành cho bệnh nhân lao trong Thế chiến 2. Sau đó, cung điện này bị bỏ hoang. Hiện đây là điểm du lịch. Ảnh: World Monuments Fund.
Grand Hôtel de la Forêt ở Corsica, Pháp: Được xây dựng năm 1893, Grand Hôtel từng là một khách sạn sang trọng có cầu thang lớn và nhiều sân tennis. Khách sạn được thiết kế đặc biệt để có một cảm giác nguy nga. Sau Thế chiến 2, khách sạn chật vật trong việc thu hút khách sau đó đóng cửa và bị bỏ hoang. Ảnh: Le Modalogue.
Grand Hôtel de la Forêt ở Corsica, Pháp: Được xây dựng năm 1893, Grand Hôtel từng là một khách sạn sang trọng có cầu thang lớn và nhiều sân tennis. Khách sạn được thiết kế đặc biệt để có một cảm giác nguy nga. Sau Thế chiến 2, khách sạn chật vật trong việc thu hút khách sau đó đóng cửa và bị bỏ hoang. Ảnh: Le Modalogue.
Lâu đài Bologclyffe ở New York, Mỹ: Được xây dựng năm 1853, lâu đài Bologclyffe từng thuộc về một cư dân Manhattan có tên Elizabeth Schermerhorn Jones. Dinh thự từng rất sang trọng và truyền cảm hứng cho cụm từ “Theo kịp với Joneses“. Khu bất động sản này bị bỏ hoang vào những năm 1950. Ảnh: AP.
Lâu đài Bologclyffe ở New York, Mỹ: Được xây dựng năm 1853, lâu đài Bologclyffe từng thuộc về một cư dân Manhattan có tên Elizabeth Schermerhorn Jones. Dinh thự từng rất sang trọng và truyền cảm hứng cho cụm từ “Theo kịp với Joneses“. Khu bất động sản này bị bỏ hoang vào những năm 1950. Ảnh: AP.
Gbadolite ở Nsele, Cộng hòa Dân chủ Congo: Gbadolite từng là một ngôi làng nhỏ được cựu nhà báo Mobutu Sese Seko chuyển thành “Versailles của rùng rậm“. Mobutu Sese Seko nắm quyền ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1965 và đổi tên nước là Zaire đồng thời tự xưng là tổng thống. Ngoài tư dinh của Mobutu, khu bất động sản này có câu lạc bộ đêm, khách sạn và một sân bay quốc tế bên cạnh. Sau khi bị quân đội lật đổ, Mobutu từ bỏ cung điện và trốn sang Morocco năm 1997. Ông qua đời ba tháng sau đó vì ung thư tuyến tiền liệt. Cung điện vô chủ hiện được những người từng ủng hộ Mobutu và gia đình họ chăm nom. Ảnh: AFP.
Gbadolite ở Nsele, Cộng hòa Dân chủ Congo: Gbadolite từng là một ngôi làng nhỏ được cựu nhà báo Mobutu Sese Seko chuyển thành “Versailles của rùng rậm“. Mobutu Sese Seko nắm quyền ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1965 và đổi tên nước là Zaire đồng thời tự xưng là tổng thống. Ngoài tư dinh của Mobutu, khu bất động sản này có câu lạc bộ đêm, khách sạn và một sân bay quốc tế bên cạnh. Sau khi bị quân đội lật đổ, Mobutu từ bỏ cung điện và trốn sang Morocco năm 1997. Ông qua đời ba tháng sau đó vì ung thư tuyến tiền liệt. Cung điện vô chủ hiện được những người từng ủng hộ Mobutu và gia đình họ chăm nom. Ảnh: AFP.

THANH HÀ (LĐO)

https://laodong.vn/photo/10-lau-dai-cung-dien-hoang-kim-mot-thuo-thanh-phe-tich-808736.ldo

Có thể bạn quan tâm