10 loài mới phát hiện điển hình trong năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhện có răng nanh, khủng long "ma cà rồng" là hai trong số các loài thuộc top 10 loài mới phát hiện trong năm nay do tạp chí Time bình chọn.
 

Khỉ đêm: Đây là một trong 8 loài động vật có vú mà các nhà khoa học Mexico và Peru phát hiện trong quá trình khảo sát khu bảo tồn quốc gia Tabaconas Namballe của Peru từ 2009 tới năm 2011, gần đây họ mới đưa ra công bố trên. Loài khỉ có trọng lượng 0,9 kg, chiều cao 0,3 kg.
Nhện nhảy có răng nanh. Loài này phát hiện tại công viên Kinabalu, đảo Borneo. Có ý kiến cho rằng, chúng sử dụng răng nanh dài để chiến đấu với kẻ thù, nhưng nhiều ý kiến nói chúng sử dụng răng nanh để tán tỉnh và giao phối.
Khủng long "ma cà rồng" ở châu Phi: Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Đại học Harvard, Mỹ phát hiện bộ xương hóa thạch khủng long tại châu Phi, nhưng sau đó không ai để ý tới nó. Gần đây, một nhà cổ sinh vật từ Đại học Chicago có ý định phân tích các mẩu hóa thạch khi ông thấy chúng trong kho của Đại học Harvard.
Phát hiện khỉ nhiều màu sặc sở ở Congo. Quỹ Nghiên cứu Thiên nhiên Lukuru, Cộng hòa dân chủ Congo phát hiện những con khỉ với bộ lông nhiều màu sắc sống trong những khu rừng ở miền trung quốc gia này. Loài khỉ có tên khoa học Cercopithecus lomamiensis, bộ lông sặc sỡ, với màu lông vàng ở bờm và phần ngực trên, một dải lông màu đỏ ở phần dưới của lưng, lông màu xanh dương ở mông. Chúng sống trong vạt rừng dày đặc trên một khu vực có diện tích khoảng 17.000 km2. Mỗi đàn khỉ C. lomamiensis bao gồm tối đa 5 con. Chúng rất nhát. Thức ăn chính của chúng là trái cây và lá.
Cũng như loài khỉ đêm ở trên, loài chuột trong ảnh cũng là một trong những loài động vật mà các nhà khoa học Mexico và Peru phát hiện trong quá trình khảo sát khu bảo tồn quốc gia Tabaconas Namballe của Peru từ năm 2009 tới 2011.
Loài nhím có thân dài hơn hẳn những loài nhím khác, chúng được giới khoa học tìm thấy ở vùng rừng rậm Peru.
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ phát hiện hóa thạch của loài chuột cổ đại chinchilla, tên khoa học Andemys Termasi sống cách đây 32,5 triệu năm trong đồng cỏ của dãy núi lửa, nay là thung lũng sông gần dãy Andes, Chile.
Nhện cửa sập hổ nâu vàng có tên khoa học Myrmekiaphila tigris được các nhà khoa học Viện Côn trùng học và bệnh học thực vật Đại học Auburn, Mỹ phát hiện ở Auburn, bang Alabama. Khi con đực trưởng thành ở khoảng 5 hoặc 6 tuổi, chúng sẽ bò ra khỏi hang tìm con cái để giao phối, chúng chết ngay sau đó. Con đực lang thang thường thấy với số lượng tương đối lớn trên vỉa hè ở các khu phố, trong hồ bơi và ngay cả trong nhà để xe khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12. Những con cái, ngược lại, kín đáo hơn, sống tương đối dài 15 đến 20 năm sống trong hang dưới mặt đất.
Cá mập lạ ở Thái Bình Dương. Bythaelurus giddingsi, tên của loài mới thuộc họ cá mập mèo, được phát hiện gần quần đảo Galapagos của Ecuardor. Chúng là những động vật mà con người chưa từng biết. Các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học California, Mỹ chỉ thấy chúng sau khi tàu ngầm của họ lặn xuống độ sâu khoảng 500 m. Da của chúng có màu nâu sẫm, còn các đốm có màu xanh xám. Loài cá mập này có chiều dài khoảng 0,6 m.
Các nhà khoa học Đại học Missouri, Mỹ phát hiện hóa thạch hộp so cá sấu cổ đại Aegisuchus witmeri - tổ tiên của cá sấu châu Phi ngày nay cách đây 95 triệu năm. Chúng có chiều dài cơ thể khoảng 9,5 m.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm