Chẳng ai muốn cụm từ “xin việc” bởi đơn giản không ai thích bị từ chối. Có 4 cách để vượt qua một cách dễ dàng.
Tìm việc luôn là chuyện không thể né tránh |
1. Bị từ chối không phải lúc nào cũng do bản thân bạn
Khi bạn là người phải nghe câu nói "không, cảm ơn", rất dễ để suy ra đó là một ý kiến cá nhân. Bạn có thể nghĩ, "nhưng tôi là người hoàn hảo cho công việc đó," hoặc "Tôi đã mơ ước cho một vị trí như thế". Tuy nhiên, đừng tự trách móc mình khi thực sự chưa biết nguyên nhân vì sao bạn thất bại. Đơn giản, đôi khi vị trí bạn ứng cử lại yêu cầu một người khác phái với bạn sẽ phù hợp hơn, vì thế mà bạn bị đánh rớt.
Vì vậy, đừng suy nghĩ nó mang tính cá nhân như do mình chưa đủ khả năng hay năng lực để làm công việc đó.
2. Nếm thất bại để hiểu rõ cái tôi của mình
Trong khi bạn đang cố gắng tiến lên phía trước, đồng thời cũng xem xét những thứ chưa làm được; cố gắng tìm ra lý do.
Ví dụ, nếu bạn đang áp dụng cho một loại công việc cụ thể, hoặc cho một ngành công nghiệp mới, hoặc đang cố gắng thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp và liên tục không nhận thức được, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn dấn thân vào sai lầm. Hãy thử một thứ khác, hoặc ít nhất, một cách tiếp cận khác.
Nếu bạn đang nhận được các cuộc phỏng vấn liên tục, và thậm chí các cuộc phỏng vấn lần thứ hai, cảm giác trả lời không đúng, hãy xem xét lại những gì bạn đã nói và phản ứng bạn nhận được. Bạn nói gì đã khiến người phỏng vấn của bạn phải ngồi với một khuôn mặt lạnh như tiền, nhăn mặt hoặc gật đầu đồng ý?
Làm thế nào bạn có thể đưa ra những ví dụ tốt hơn về thành công của bạn, hoặc chứng minh rằng bạn biết làm thế nào để chạy thật nhanh trên đường chạy tới thành công?
Hãy suy nghĩ về những chi tiết nhỏ về bắt tay, tư thế, thời gian và nội dung của lời cảm ơn của bạn...
Tìm mọi cách để tự lý giải lý do mình thất bại và tìm giải pháp thay thế.
3. Ghi nhớ những thành tựu có liên quan
Khi bạn bị từ chối, bạn có khả năng bắt đầu xem mình là một người không thành công. Đừng để điều đó cứ xuất hiện trong tâm trí bạn. Thay vào đó, hãy nhớ những thành tựu của bạn ở mọi vai trò bạn đã thực hiện cho đến nay. Đừng giữ những thành tựu quá khứ không liên quan với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra những cơ hội trong tương lai. Thay vào đó, hãy tập trung vào những kỹ năng hiện tại để thích ứng với vị trí mới. Khi bạn có một ý thức rõ ràng, chính xác về mình, bạn sẽ có khả năng tốt nhất để nhắm vào các cơ hội thích hợp và vị trí của mình để có được thành công.
4. Tập trung vào tương lai
Hãy nhớ rằng cuộc đi săn cho một công việc đòi hỏi những kỹ năng khác nhau hơn là thực sự làm công việc mà bạn đang muốn có được. Bạn cần liên tục cải tiến trò chơi của mình để xây dựng những kỹ năng đó, và điều này, lần lượt, phụ thuộc vào thử nghiệm và sai sót. Cố gắng xem xét từng thất bại hoặc sự từ chối như một cơ hội để trò chơi của bạn nâng tầm lên một chút. Và cuối cùng, bạn sẽ có được sự thành công.
Thụy Khuê (Thanhnien)