Sức khỏe

5 nguyên nhân khiến bạn hay bị đau bụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần như ai cũng trải qua cơn đau bụng một lúc nào đó. Nhưng nếu bạn hay đau bụng, thì những lý do dưới đây có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng.

Sỏi mật

Sỏi mật là những viên đá hình thành trong túi mật. Chúng làm sưng và có thể làm tắc đường dẫn vào ruột, gây ra cơn đau. Đau do sỏi mật có xu hướng xảy ra phía bên phải của vùng bụng trên, đặc biệt là sau bữa ăn có nhiều chất béo.

Những bữa ăn như vậy kích hoạt túi mật phải co lại. Tiến sĩ Kaul nói: "Nếu túi mật bị viêm, bất kỳ sự co lại nào cũng sẽ được khuếch đại và gây đau cho bệnh nhân”.

 

Đau bụng có thể do lạc nội mạc tử cung hoặc không dung nạp sữa...
Đau bụng có thể do lạc nội mạc tử cung hoặc không dung nạp sữa...

Viêm tụy

Viêm tuyến tụy có thể gây đau nóng ở vùng bụng trên hoặc bụng giữa. Tiến sĩ Kaul nói: “Một số người thậm chí còn bị đau ở lưng”.

Theo Osama Alaradi, bác sĩ chuyên khoa dạ dày - ruột tại Bệnh viện Henry Ford ở Detroit (Mỹ), khi cơn viêm tụy tấn công, bệnh nhân có thể nghiêng người về trước hoặc nằm nghiêng để giảm bớt cơn đau, buồn nôn và nôn.

Không dung nạp lactose

Hàng triệu người trên thế giới có khả năng mắc chứng không dung nạp lactose - loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Trên thực tế, ở một số nơi trên thế giới, số lượng không dung nạp lactose nhiều hơn những người có thể tiêu hóa lactose.

Patricia L. Raymond, trợ lý giáo sư về y học lâm sàng tại Trường Y khoa Eastern Virginia (Mỹ), cho biết loại dị ứng với thức ăn này gây ra đau bụng nhẹ đến nặng tùy khả năng dung nạp của cơ thể. Triệu chứng bao gồm đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi, khí, khó tiêu và thay đổi tùy theo mức độ nhạy cảm của mỗi người.

Giải pháp cho vấn đề sức khỏe này là hãy bỏ qua các sản phẩm sữa, như sữa và phô mai và cảnh giác với thực phẩm đóng gói.

Ông Raymond cho biết thực phẩm đóng gói thường có chứa các sản phẩm sữa bên trong. Nếu không dung nạp lactose, bạn cũng có thể uống sữa Lactaid hoặc dùng thuốc Lactaid để ngăn ngừa đau và đau dạ dày.

Tác dụng phụ của thuốc

Không có loại thuốc nào không có phản ứng phụ và đôi khi triệu chứng bao gồm đau bụng. Tiến sĩ Raymond nói: "Một loại thuốc có thể ăn mòn hoặc làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, gây đau".

Thuốc đau có tên là NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và aspirin có tính chất ăn mòn và có thể gây sưng tấy dạ dày và thậm chí có thể dẫn đến loét.

Tiến sĩ Kaul cho biết bisphosphon bằng đường uống, một loại thuốc phổ biến giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương, có thể gây sưng tấy - và do đó đau ở thực quản dưới. Thuốc gây mê và thuốc hạ huyết áp làm giãn các thành của dạ dày và cho phép thức ăn lên men trong dạ dày, góp phần gây cảm giác khó chịu ở bụng.

Nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ. Đó là một tình trạng xảy ra khi các tế bào từ niêm mạc tử cung thoát ra và bắt đầu phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là trong khung chậu.

Đau, chảy máu bất thường và vô sinh có thể xảy ra nếu bị lạc nội mạc tử cung.

Tiến sĩ Kaul nói: "Lạc nội mạc tử cung rất khó chẩn đoán và thường phải khám phụ khoa và siêu âm vùng chậu mới tìm thấy bệnh. Nếu nội mạc tử cung chỉ xảy ra ở một khu vực nhỏ, phẫu thuật có thể giúp ích. Nếu khi đến chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ có xu hướng đau bụng, thì có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và liệu pháp hoóc môn".

Ngọc Lam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm