Sức khỏe

5 sai lầm khi chạy bộ làm yếu khớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chạy bộ là một trong những cách hiệu quả nhất để duy trì cân nặng.

Điều quan trọng khi chạy là cần tránh gây áp lực quá mức lên các khớp, đặc biệt là khớp gối. Vì thế, người tập không nên mắc một số sai lầm thường gặp khi chạy.

Chạy bộ giúp cơ thể đốt nhiều calo, tăng cường sức khỏe tim phổi, cải thiện sức bền và sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, một số sai lầm khi chạy sẽ gây căng thẳng cho khớp một cách không cần thiết, thậm chí dẫn đến đau đớn và tổn thương lâu dài, theo chuyên trang sức khỏe Verywellfit (Mỹ).

Rèn luyện sức mạnh cho cơ chân, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối, sẽ giúp giảm tải áp lực lên khớp và giảm rủi ro chấn thương khi chạy. Ảnh: PEXELS

Rèn luyện sức mạnh cho cơ chân, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối, sẽ giúp giảm tải áp lực lên khớp và giảm rủi ro chấn thương khi chạy. Ảnh: PEXELS

Những sai lầm cần tránh vì có thể làm suy yếu khớp gồm:

Bỏ khởi động

Không khởi động kỹ trước khi chạy sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương khớp. Dành thời gian khởi động đúng cách sẽ giúp cho cơ, khớp được kích thích dần dần để chuẩn bị cho cường độ vận động cao.

Mang giày không phù hợp

Mang giày không phù hợp với bàn chân có thể ảnh hưởng đến khớp. Các loại giày không có lớp đệm thích hợp sẽ tạo lực sốc lớn hơn lên khớp ở mỗi bước chạy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đau và khó chịu ở khớp.

Bước quá dài

Khi chạy, việc sải bước quá dài sẽ khiến bàn chân tiếp đất ở vị trí xa hơn so với trọng tâm cơ thể. Tư thế này khiến chân tiếp đất ở vị trí khá giống như tư thế chúng ta chuẩn bị dừng lại. Hệ quả là gây áp lực lớn hơn lên cho khớp, đặc biệt là khớp gối.

Qua thời gian, áp lực lặp đi lặp lại này sẽ gây đau khớp, thậm chí có thể dẫn đến các chấn thương như hội chứng đau xương bánh chè hay hội chứng dải chậu chày. Để khắc phục tình trạng này thì chỉ cần chạy những bước với sải chân ngắn và nhanh hơn, sao cho bàn chân tiếp đất ở trọng tâm ngay bên dưới cơ thể.

Chạy trên bề mặt quá cứng

Chạy trên bề mặt quá cứng sẽ gây tổn hại cho khớp về lâu dài. Bề mặt cứng thì khả năng giảm tốc sẽ ít đi, dẫn đến lực tác động lên khớp gối, hông và mắt cá chân tăng lên.

Do đó, khi chạy, mọi người nên chọn những bề mặt mềm hơn, chẳng hạn như mặt cỏ, đường mòn hay trên máy chạy bộ. Một cách khác để giảm sốc khi chạy trên bề mặt cứng là dùng thêm miếng lót giày.

Không rèn sức mạnh cho cơ chân

Tập các bài sức mạnh như squat sẽ cực kỳ có ích cho các khớp ở chân. Các khối cơ ở chân mạnh và lớn hơn, đặc biệt là các khối cơ quanh đầu gối, sẽ giúp giảm tải đáng kể cho khớp. Nếu các khối cơ này yếu sẽ dễ làm mất cân bằng chuyển động và dễ gây chấn thương, theo Verywellfit.

Có thể bạn quan tâm