Pháp luật

Góc cảnh báo / Chống tin giả

7 tình huống lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân người dân cần lưu ý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao giả mạo cán bộ của Ủy ban Nhân dân quận thông báo sai dữ liệu dân cư và yêu cầu chỉnh sửa.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liệt kê 7 tình huống lừa đảo người dân cần lưu ý. Trong đó, có 2 cảnh báo liên quan đến việc cẩn trọng khi kê khai thông tin cá nhân trên các ứng dụng xã hội phổ biến.

Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao giả mạo cán bộ của Ủy ban Nhân dân quận thông báo sai dữ liệu dân cư và yêu cầu chỉnh sửa.

Cụ thể, một người dân nhận được điện thoại của người lạ, thông báo bị sai lệch dữ liệu, đề nghị ra đường Nguyễn Cơ Thạch (thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chỉnh sửa.

Sau đó, đối tượng xấu lại gợi ý hướng dẫn thay đổi dữ liệu từ xa để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân. Các đối tượng lừa đảo liên tục gọi điện, giả danh nhân viên, cán bộ làm việc tại Ủy ban Nhân dân phường, quận thông báo với nạn nhân về sai dữ liệu; yêu cầu cung cấp thông tin chứng minh nhân dân, thúc giục đi làm căn cước công dân... nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng để thực hiện mục đích xấu.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần đề cao cảnh giác khi nhận cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, cơ quan tư pháp để yêu cầu điều tra vụ án, nhận tiền hoặc yêu cầu đóng khoản phí, nợ không xác định.

Người dân tuyệt đối không làm theo yêu cầu, hướng dẫn của nhóm đối tượng liên lạc qua điện thoại. Khi có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

Cùng với đó là hiện tượng lợi dụng việc người dân chưa nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan đến việc cài đặt ứng dụng định danh điện tử - VNeID, các đối tượng lừa đảo đã liên tục gọi điện, sau đó gửi đường dẫn (link) qua trang mạng xã hội yêu cầu người dân truy cập và cài đặt ứng dụng giả mạo, có giao diện giống với ứng dụng thật. Sau khi cài đặt và kê khai trên link giả mạo, đối tượng xấu sẽ có đầy đủ thông tin của người dân và tiến hành các hành vi lừa đảo tiếp theo.

Trước tình trạng này, Công an Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định tất cả cuộc gọi điện, liên lạc qua các ứng dụng mạng xã hội yêu cầu, hướng dẫn kích hoạt VNeID đều là giả mạo với mục đích lừa đảo, lấy cắp thông tin cá nhân của người dân.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân chỉ nên cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay truy cập vào đường dẫn (link) lạ trên bất kỳ một phương tiện truyền thông nào.

Công an chỉ hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử trực tiếp, hoàn toàn không qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào. Nếu có thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân liên hệ với cảnh sát khu vực hoặc cơ quan công an gần nhất, hoặc đường dây nóng Bộ Công an hoặc công an nơi cư trú.

Ngoài ra, Bản tin cảnh báo được đăng tải tại địa chỉ khonggianmang.vn cũng đề cập đến các hình thức lừa đảo khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức yêu cầu mua hàng tích điểm để nhận phần thưởng; ăn cắp tài khoản Facebook rồi giả mạo chiếm đoạt tiền; giả danh bác sỹ lừa đảo chữa bệnh và bán thuốc cho người dân; kêu gọi đầu tư, mua bán cổ phần rồi lừa đảo chiến đoạt tiền; thủ đoạn vay tiền trực tuyến, bị kẻ xấu ghép ảnh thờ vì nợ quá hạn…

Người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh, chia sẻ với người thân, tìm sự trợ giúp từ cơ quan công an nếu phát hiện bất thường, có dấu hiệu lừa đảo để được trợ giúp.

Có thể bạn quan tâm