Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Anh liên tục tiếp sức cho Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Anh đang lên kế hoạch hỗ trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho Ukraine trong bối cảnh lo ngại Nga tấn công nước láng giềng này.

Reuters dẫn lời người phát ngôn chính phủ Anh cho biết ngày 13-2: "Cuộc khủng hoảng tại biên giới Ukraine đã lên tới mức nghiêm trọng. Tất cả thông tin chúng tôi nắm được là Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Thủ tướng Boris Johnson đang hợp tác với các đồng minh để cung cấp gói hỗ trợ cho Ukraine. Nó sẽ được công bố trong những ngày tới".

"Vẫn còn cơ hội xuống thang căng thẳng và ngoại giao. Thủ tướng (Johnson) sẽ tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ cùng với các đồng minh để khiến Nga lùi bước" - người phát ngôn nói thêm.

Anh trước đó cung cấp vũ khí chống tăng và nhân viên quân sự giúp đào tạo lực lượng Ukraine sử dụng vũ khí mới.

 

Binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí chống tăng NLAW do Anh cung cấp. Ảnh: Reuters
Binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí chống tăng NLAW do Anh cung cấp. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Johnson phát biểu trong chuyến thăm Ba Lan ngày 10-2. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Johnson phát biểu trong chuyến thăm Ba Lan ngày 10-2. Ảnh: Reuters


Thủ tướng Johnson dự kiến tới châu Âu để tìm cách giải quyết bế tắc với Nga. Văn phòng thủ tướng Anh tiết lộ ông muốn thảo luận nhiều hơn với các nước Bắc Âu và Baltic.

Trong khi đó, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine ngày 13-2 cho biết các hãng hàng không sẽ tiếp tục vận hành "mà không gặp phải bất kỳ hạn chế nào".

Thủ tướng Denys Shmygal nói rằng Kiev đã phân bổ 16,6 tỉ hryvnia (592 triệu USD) nhằm đảm bảo các chuyến bay qua không phận Ukraine không bị gián đoạn.

 

Máy bay chở hàng viện trợ quân sự của Mỹ tại Ukraine. Ảnh: Reuters
Máy bay chở hàng viện trợ quân sự của Mỹ tại Ukraine. Ảnh: Reuters


Theo ông Shmygal, khoản tiền trên sẽ đảm bảo an toàn chuyến bay ở Ukraine dành cho các công ty bảo hiểm và cho thuê. Hãng tin Interfax Ukraine cho hay các công ty bảo hiểm Ukraine từng nhận được thông báo rằng các hãng hàng không không được bảo hiểm về những rủi ro liên quan tới chiến tranh.

Ngày 12-2, hãng hàng không SkyUp của Ukraine phải chuyển hướng một chuyến bay từ Bồ Đào Nha đến Ukraine sau khi chủ sở hữu máy bay cấm nó đi vào không phận Ukraine.

Hãng hàng không KLM (Hà Lan) cũng thông báo ngừng các chuyến bay tới Ukraine, trong khi hãng hàng không Lufthansa (Đức) đang xem xét đình chỉ các chuyến bay tới Ukraine.

Cùng ngày 13-2, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba cho biết nước này đã yêu cầu Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) mở một cuộc họp.

Ông Kuleba viện dẫn văn kiện Vienna, bao gồm một loạt thỏa thuận thiết lập an ninh giữa các nước châu Âu được thông qua vào năm 1990 và sau đó được cập nhật.

"Nga không thể đáp ứng yêu cầu của chúng tôi dựa trên văn kiện Vienna. Do đó, chúng tôi thực hiện bước tiếp theo" - ông Kuleba viết trên mạng xã hội Twitter. "Chúng tôi yêu cầu một cuộc họp với Nga và tất cả thành viên OSCE trong vòng 48 giờ tới để thảo luận về việc Nga củng cố và triển khai quân sự dọc biên giới cũng như sáp nhập bán đảo Crimea".

Ông Kuleba cho rằng theo văn kiện Vienna, Nga cần giải thích chi tiết về các mục tiêu, địa điểm chính xác và ngày hoàn thành các hoạt động quân sự của mình.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm