Khoa học - Công nghệ

Tin tức công nghệ

Bao nhiêu RAM là đủ cho máy tính Windows?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù hầu hết các tệp được lưu trữ trong ổ cứng nhưng RAM máy tính mới là quan trọng để xử lý dữ liệu tạm thời mà các ứng dụng yêu cầu để chạy ở tốc độ tối ưu.

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (hay RAM) nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD lẫn SSD, vốn là lý do giúp người dùng không phải đợi vài giây để thực hiện các tác vụ cơ bản trong ứng dụng mà mình sử dụng thường xuyên.

RAM là thành phần quan trọng trên mỗi hệ thống PC

RAM là thành phần quan trọng trên mỗi hệ thống PC

Một điều quan trọng mà người dùng đặt ra với RAM trên bất kỳ thiết bị nào là kích thước bao nhiêu cho vừa, bởi không giống như các thiết bị lưu trữ cố định thường có dung lượng lên đến hàng terabyte, RAM có dung lượng khiêm tốn hơn như 4 GB, 8 GB hoặc 16 GB. Càng nhiều ứng dụng trong nền thì PC càng cần nhiều bộ nhớ. Mặc dù các hệ điều hành hiện đại đã tiến bộ hơn nhiều trong việc phân bổ RAM một cách linh hoạt nhưng chắc chắn hệ thống vẫn sẽ chậm lại ở mức độ nào đó. RAM không đủ là lý do gây ra các tình trạng thắt nút cổ chai.

Bất kể muốn chọn máy tính Windows ra sao thì việc xác định dung lượng RAM là một quyết định quan trọng để mọi người giải quyết các nhiệm vụ yêu cầu mà không quá tốn kém về sau.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, người dùng có thể tìm hiểu xem liệu PC hiện tại có bao nhiêu bộ nhớ RAM. Mọi thứ có thể dễ dàng thực hiện qua ứng dụng Task Manager của Intel. Tại đây, nó không chỉ hiển thị dung lượng RAM đã có trên máy tính mà còn cung cấp thông tin về mức sử dụng. Hãy chọn mục Performance và nhấp vào Memory. Nếu phần "Available" hiển thị con số thấp thì đây là một dấu hiệu nên nâng cấp.

Bao nhiêu RAM là đủ?

Người dùng sẽ thực sự bắt đầu cảm thấy mức sử dụng RAM cao khi thấy ứng dụng và hoạt động trên PC mất nhiều thời gian để tải. Giống như hầu hết các thành phần PC khác, không có giải pháp chung cho tất cả mọi người khi chọn kích thước RAM bởi tùy thuộc vào yêu cầu mà người dùng có thể được hưởng lợi từ việc nâng cấp hoặc có thể cần tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba bộ nhớ cho PC.

Các PC chơi game hiện đại sẽ cần tối thiểu RAM 16 GB

Các PC chơi game hiện đại sẽ cần tối thiểu RAM 16 GB

Hiện tại 8 GB được xem là mức cơ bản, không chỉ trên PC mà còn cả điện thoại và trở thành mức tối thiểu mà người dùng nên chọn. RAM là một trong những bộ phận mà người dùng không nên tiêu tốn quá nhiều khi chọn PC mới. Nếu là sinh viên, mức 8 GB là vừa đủ để xử lý hầu hết các tác vụ trên trình duyệt như viết bài hay xem phim, nhưng nâng cấp lên 16 GB có thể là ưu tiên hàng đầu vì nó cải thiện đáng kể khả năng đa nhiệm và giúp tránh lỗi "hết bộ nhớ" trên Chrome. 16 GB cũng là mức khuyến nghị tối thiểu nếu muốn chơi các game cao cấp trên PC.

Với những người có nhu cầu sáng tạo nội dung hoặc lập trình, 32 GB mang đến khả năng thực hiện các tác vụ cần nhiều bộ nhớ hơn mà không gây chậm hoặc giật khung hình. Các ứng dụng chỉnh sửa video như Adobe Premiere Pro hoặc DaVinci Resolve hoạt động tốt hơn khi có nhiều RAM hơn, đặc biệt khi bắt đầu xếp chồng các lớp và hiệu ứng. Sử dụng RAM trên 32 GB có thể có lợi nếu cần ảo hóa để chạy các hệ điều hành khác hoặc tạo hoạt ảnh video 3D, nhưng nhu cầu này thường không cần thiết với phần lớn chủ sở hữu PC.

RAM bổ sung có giải quyết được nỗi lo?

Mặc dù dung lượng RAM ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và giúp tăng tốc PC Windows nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất bởi PC có thể chạy chậm hoặc bị treo do các nguyên nhân khác, ví dụ CPU hoặc GPU. Điều này dẫn đến nâng cấp RAM cũng không giải quyết được vấn đề.

Việc bổ sung RAM sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề với hệ thống

Việc bổ sung RAM sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề với hệ thống

Người dùng cũng nên kiểm tra xem ổ cứng (HDD hay SSD) có vấn đề không bởi chúng chứa hệ điều hành và có thể làm chậm các hoạt động cơ bản nếu bị vấn đề.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng không phải mọi hệ thống đều hỗ trợ nâng cấp RAM khi nhiều laptop hiện đại đang chuyển sang sử dụng bộ nhớ hàn sẵn, tuy mang đến lợi ích về hiệu quả nhưng lại hạn chế khả năng mở rộng bộ nhớ về sau.

Có thể bạn quan tâm