Câu chuyện về chiếc hũ sứ “Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ” được đấu giá cao nhất trong lịch sử thế giới khiến bạn đọc không khỏi kinh ngạc khi giá mua chỉ 30 nghìn đồng nhưng được bán lại với giá hàng trăm tỷ đồng sau 92 năm.
Trong lịch sử khảo cổ của Trung Quốc từ trước tới nay, chuyện ngọc phủ bụi mờ, bảo vật bị hủy nhầm không phải là chuyện hiếm thấy. Bởi lẽ người bình thường thiếu kiến thức liên quan đến các cổ vật, di tích văn hóa, nên họ thường nhầm tưởng một số bảo vật là đồ bỏ đi. Ví dụ như bảo vật của nước Quắc thời Thương Chu "Quắc quý tử bạch bàn" đã bị nhiều người nhầm tưởng là một cái máng cỏ để nuôi súc vật. Hoặc "Đậu sơn đại ngọc hải" của triều nhà Nguyên bị cho là hũ muối dưa. Cũng chính bởi vị mọi người không có nhiều hiểu biết về đồ cổ, cho nên đã bị lợi dụng để thu mua với giá rẻ. Câu chuyện về chiếc hũ sứ "Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ" là một ví dụ điển hình.
Trong Thế chiến I, Nam tước Hà Lan Van Hemert đóng quân tại Bắc Kinh với tư cách là Tư lệnh Vệ binh Hà Lan vì ông phục vụ trong Hải quân Hà Lan. Trách nhiệm chính của ông là chịu trách nhiệm về an ninh của các phái viên và lãnh thổ Đức và Áo-Hungary. |
Trách nhiệm chính của ông là chịu trách nhiệm về an ninh của các phái viên và lãnh thổ Đức và Áo-Hungary. Vì môi trường tương đối an toàn ở Trung Quốc vào thời điểm đó, Hemert, người yêu thích nghệ thuật và bộ sưu tập đồ cổ, thường lang thang trên đường phố Bắc Kinh. Vào năm 1913, khi lần đầu tiên nhìn thấy món đồ sứ này, Hemert đã nghĩ rằng đó là đồ sứ thời nhà Minh. (Bởi vì trong ấn tượng của ông, thời kỳ Mông Cổ cai trị ở Trung Quốc, số lượng sứ thanh hoa rất ít và hiếm khi có một sản phẩm tốt như vậy. .) Vì vậy, ông đã mua nó với giá 10 đồng tiên đại dương vào thời điểm đó.
Các chuyên gia khảo cổ cũng đã cho rằng đây là sứ thanh hoa thời Minh Thanh. |
Bởi vì luôn nghĩ món đồ này là sứ thanh hoa thời nhà Minh, Hemert và con cháu của ông không quá đặc biệt chú ý đến nó. Trong một thời gian dài, chiếc hũ sứ "Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ" bị vứt xó và được sử dụng như một đồ chứa. Đầu những năm 1960, hậu nhân đời đầu của Hemert cũng mang chiếc hũ sứ này đi tìm chuyên gia để giám định. Lúc đó, các chuyên gia khảo cổ cũng đã cho rằng đây là sứ thanh hoa thời Minh Thanh.
Năm 1968, sau khi các nhà sưu tập phương Tây tổ chức triển lãm "Nghệ thuật Trung Hoa dưới thời Mông Cổ cai trị" tại Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, chiếc hũ Nguyên thanh hoa nhận được sự chú ý của thế giới, và các nhà sưu tập cũng rất quan tâm đến món đồ này. Khi lần đầu tiên Christie đến thăm hậu nhân của Hemert, ông đã nghĩ rằng giá thị trường của hũ sứ này trị giá 2.000 USD. Nhưng khi các chuyên gia ghé thăm ngôi nhà một lần nữa, họ nhận ra rằng chiếc hũ sự này quả thực là một món cổ vật vô cùng quý giá, bởi vì nó là một món đồ Nguyên thanh hoa rất hiếm có trên thị trường.
Điều đặc biệt nhất là "Quỷ cốc tử hạ sơn đồ" được vẽ trên hũ sứ là một cực phẩm truyền thế hiếm thấy của sứ Thanh Hoa. |
Điều đặc biệt nhất là "Quỷ cốc tử hạ sơn đồ" được vẽ trên hũ sứ là một cực phẩm truyền thế hiếm thấy của sứ Thanh Hoa. Câu chuyện này xuất phát từ bức họa nổi tiếng triều Nguyên "Nhạc nghị đồ tề thất quốc xuân thu hậu tập". Nội dung bức họa kể về thời kỳ giao tranh nhữa nước Tề và nước Yên, Tôn Tẫn bị nước Yên giam cầm, lúc đó sư phụ của ông là Quỷ Cốc Tử đã ngồi trên xe do 1 con hổ và 1 con báo kéo, xuống núi để ứng cứu học trò. Hơn nữa, bức họa trên hũ sứ không phải do thợ thủ công vẽ, mà là do họa sĩ vẽ. Các nét vẽ vô cùng tinh tế, sống động và giá trị vô cùng quý giá không thể so sánh với những đồ sứ thanh hoa khác.
Sau khi thêm tiền hoa hồng, tiền đấu giá lên tới 15,688 triệu bảng, tương đương khoảng 230 triệu nhân dân tệ. |
Trước khi bán đấu giá, các chuyên gia định giá chiếc hũ sứ ở mức 1 triệu bảng, một số người còn đoán có thể lên tới 5 triệu. Liên Hoài, một chuyên gia Trung Quốc trong đơn vị đấu giá London, ước tính rằng mức giá sẽ nằm trong khoảng từ 6 triệu đến 8 triệu bảng. Cuối cùng, hũ sứ Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ được bán với mức giá 14 triệu bảng tại một cuộc đấu giá được tổ chức tại nhà đấu giá Christie, ở London năm 2005. Sau khi thêm tiền hoa hồng, tiền đấu giá lên tới 15,688 triệu bảng, tương đương khoảng 230 triệu nhân dân tệ. Điều này cũng tạo ra kỷ lục đấu giá cao nhất của nghệ thuật Trung Quốc trên thế giới tại thời điểm đó. Mặc dù một số thương nhân ở Trung Quốc cũng tham gia đấu giá, nhưng họ đã không thể mua được do không chuẩn bị đủ số tiền.
Theo S.S (Dân Việt/NewQQ)