Kinh tế

Doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói về việc đặt các trạm thu phí BOT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trả lời chất vấn của ĐB về về việc đặt trạm thu phí quá gần nhau trên các tuyến đường Phú Yên - Khánh Hòa - Đắc Lắk. Thậm chí có đoạn trạm thu phí cách nhau chỉ 10km, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, các trạm BOT đều được đặt đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế, Tập đoàn Đèo Cả là 1 tập đoàn lớn, đã xây dựng 1 số hầm lớn trên quốc lộ 1 và hiện đang thực hiện một số dự án BOT trên quốc lộ 1.

"Việc đặt các trạm thu phí trên dự án của Đèo Cả là phù hợp với quy định của pháp luật, đúng theo nguyên tắc xây dựng dự án ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó", ông Thể khẳng định.

Đối với, trạm thu phí BOT trên quốc lộ 26, theo quy định của Bộ Tài chính khoảng cách giữa các trạm BOT là 60km, trong trường hợp đặc biệt có ý kiến của địa phương.

Theo đó, các trạm BOT trên quốc lộ 1, Quốc lộ 26 cũng như tất cả các trạm BOT trên quốc lộ hiện nay thuộc Bộ GTVT quản lý đều có ý kiến của UBND tỉnh tại nơi đặt trạm BOT.

 

Tất cả các trạm BOT trên quốc lộ hiện nay thuộc Bộ GTVT quản lý đều có ý kiến của UBND tỉnh tại nơi đặt trạm BOT
Tất cả các trạm BOT trên quốc lộ hiện nay thuộc Bộ GTVT quản lý đều có ý kiến của UBND tỉnh tại nơi đặt trạm BOT


Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin thêm, có những địa phương Bộ lấy luôn ý kiến của Hội đồng Nhân dân tỉnh, đoàn ĐBQH tỉnh, có những tỉnh theo quy định chỉ UBND tỉnh. Vì vậy, "việc đặt trạm BOT trên quốc lộ 26 phù hợp với quy định của pháp luật", ông Thể cho hay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thừa nhận, hiện nay các các trạm BOT có những bức xúc như trong quá trình làm chúng ta chỉ nghiên cứu theo tuyến.

Ví dụ như trên quốc lộ 1 các trạm BOT cách nhau khoảng 60km, đến khi làm trên quốc lộ 26 và những quốc lộ khác thì cũng nghiên cứu trên quốc lộ 26 có trạm thu phí nào không? cách khoảng bao nhiêu? dẫn đến vấn đề liên kết giữa các tuyến quốc lộ với nhau còn bất cập.

Trong thời gian vừa qua, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã thực hiện rất nhiều giải pháp. Đặc biệt là giải pháp giảm chi phí cho phương tiện ở xung quang các trạm BOT, cũng như đảm bảo chi phí xã hội thấp nhất.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện nay, vẫn còn tồn tại những trạm BOT có bất cập tài chính mà hàng tháng Bộ GTVT đều báo cáo lên Chính phủ, và Quốc hội, trong các kỳ họp Quốc hội, Bộ cũng có báo cáo chuyên đề.

"Chúng tôi rất mong Quốc hội thảo luận, Chính phủ xem xét có chỉ đạo để chúng ta giải quyết căn cơ vấn đề cụ thể", ông Thể cho hay.

Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng GTVT, ĐB Y Khút Niê tiếp tục tranh luận liên quan đến trạm thu phí.

Theo đó, Đắk Lắk hiện có 3 tuyến quốc lộ chính kết nối với các tỉnh miền Trung và TP. HCM, đó là: Quốc lộ 26, quốc lộ 14, quốc lộ 29. Tuy nhiên, chỉ riêng trên quốc lộ 14 có 7 trạm thu phí để đi tới TP. HCM với quãng đường 350km. Tương tự, trên quốc lộ đi Khánh Hoà phải chịu 3 trạm thu phí.

"Về giải pháp thời gian tới Bộ trưởng GTVT khẳng định sẽ có sự phối hợp để xử lý vấn đề nói trên. Tuy nhiên, nếu tỉnh Đắk Lắk phối hợp thì sẽ không thể xảy ra vấn đề trạm thu phí dày đặc như vậy được". ông Y Khút Niê nói.

Đồng thời, ĐB Y Khút Niê cũng đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo để có sự phối kết hợp tốt, nhằm xử lý giữa các trạm, tạo thuận tiện cho việc đi lại của người dân từ các địa phương khác tới Đắk Lắk và giúp cho Đắk Lắk có thể phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn.

 

 



Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) về xã hội hóa các cảng hàng không, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn khẳng định chủ trương này đang được thực hiện rất tốt. Các dịch vụ mặt đất từ bãi đỗ tàu bay, đến sửa chữa tàu bay, cung cấp xăng dầu, suất ăn đề do các doanh nghiệp tham gia theo quy định của pháp luật.

“Với tất cả dịch vụ này, các doanh nghiệp phù hợp đều có thể tham gia thực hiện trong khu vực sân bay”, ông Thể nói.

Tuy nhiên, sau thực tế đầu tư đề xuất xã hội hóa nhà ga hàng không ở hai cảng hàng không Đà Nẵng và Cam Ranh, Bộ trưởng GTVT cho biết đã nhận thấy một số vấn đề khiếm khuyết . Theo ông, Bộ GTVT đang kiểm điểm nội bộ, thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, điều chỉnh một số nội dung, trong đó có nội dung quan trọng về cấp sổ đỏ cho các cảng hàng không.

“Vấn đề cấp sổ đỏ cho cảng hàng không lại liên quan đến quân sự vì tất cả cảng hàng không trước đây quân đội quản lý, sau đó chuyển dần qua dân sự”, ông Thể giải thích.

Ông cho biết trên trên một sân bay gồm 3 loại đất: Đất quốc phòng, đất chuyên dụng cho hàng không và đất dùng chung giữa quân đội và hàng không. Vì vậy, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, xin kinh phí từ Bộ Tài chính và tập trung công tác kiểm đếm, đo đạc, lập sổ đỏ cho các sân bay, sau đó sẽ tiếp tục xem xét đề xuất của nhà đầu tư liên quan việc xây dựng nhà ga theo hướng xã hội hóa.

“Những sân bay mới như Vân Đồn, Lào Cai chúng tôi kêu gọi xã hội hóa toàn bộ, các doanh nghiệp có thể tham gia xây dựng toàn bộ sân bay từ đường băng đến nhà ga để đầu tư. Việc này không hạn chế và Chính phủ đang khuyến khích”, ông Thể nhấn mạnh.



https://danviet.vn/bo-truong-nguyen-van-the-noi-ve-viec-dat-cac-tram-thu-phi-bot-20201110104758882.htm

Theo QUANG DÂN (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm