Công trình Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Ayun Pa là công trình mới khởi công trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011, sử dụng vốn ngân sách tỉnh. Nội dung và quy mô đầu tư gồm 4 hạng mục: Nhà hiệu bộ, thư viện, vi tính; nhà học, hội trường 150 chỗ; nhà ăn, bếp và nhà ở học viên. Tổng kinh phí đầu tư 6.994.487.000 đồng, trên tổng diện tích sử dụng đất 12.155,63 m2.
Gói thầu xây dựng công trình Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Ayun Pa thực hiện theo hình thức hợp đồng đơn giá, dự kiến thi công trong 260 ngày kể từ ngày ký hợp đồng và sẽ hoàn thành cuối năm 2011. Hiện đơn vị thi công đang tiến hành san ủi mặt bằng nhưng gặp phải sự cản trở, khiếu kiện của một số hộ có đất tại mặt bằng thi công.
Sáng 1-4, khi đơn vị thi công đang tiến hành san ủi mặt bằng, một số người dân có đất bị thu hồi đã tràn ra chửi mắng, hăm dọa và ngăn cản. Ông Hồ Phi Sơn (phường Hòa Bình-thị xã Ayun Pa) gay gắt: “Tôi yêu cầu dừng ngay việc san ủi mặt bằng”. Các tài xế máy ủi, máy xúc và bảo vệ còn cho biết thêm: “Ngày hôm trước, các tài xế phải bỏ chạy do người dân vác cây nhào vào cabin đánh tài xế” và dọa rằng: “Đứa nào đụng đến ruộng của tao, tao chém”…
Trái lại, ông Nguyễn Huy Phú, ở tổ 4, phường Hòa Bình-Bí thư chi bộ tổ dân phố, cũng là hộ có 500 m2 đất sản xuất nằm trong dự án cho biết: “Gia đình đã trả lại đất cho Trung tâm Giáo dục Thường xuyên khi có quyết định thu hồi đất. Khu đất này ngày trước do ngành Giáo dục san ủi cho mượn sản xuất, người dân góp tiền chi phí san ủi mặt bằng. Tất cả khu đất nông nghiệp mà mọi người đang sản xuất đều không có giấy chứng nhận quyền chủ sở hữu và đều là đất của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên”. Cùng là hộ có đất bị thu hồi, chị Phạm Thị Hương vui vẻ nói: “Nhà có 2 sào ruộng, diện tích bị thu hồi có ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng tôi chấp nhận”.
Theo Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng-Hỗ trợ và Tái định cư thị xã Ayun Pa, hiện không có bất cứ hồ sơ nào hay văn bản để thực hiện việc kê khai thu hồi đất đối với 8 hộ đang canh tác trong khu vực Trung tâm Giáo dục Thường xuyên với tổng diện tích 11.400 m2.
Đối chứng với sơ đồ hiện trạng năm 1998 tại Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Ayun Pa thì tổng diện tích đất thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Ayun Pa là 12.836,7 m2, hiện tại Trung tâm đang quy hoạch và xây dựng công trình với tổng diện tích đất sử dụng là 12.155,63 m2. Vậy theo sơ đồ mặt bằng tổng thể thi công và sơ đồ hiện trạng đất, toàn bộ khu đất sản xuất mà Trung tâm thu hồi thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.
Ông Bùi Tài- Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã cho biết: “Trước đây khi là Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Ayun Pa (cũ), tôi chỉ đạo Công đoàn san ủi phần đất trống tại khu tập thể ngành Giáo dục (nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên) cho anh em trong ngành mượn đất sản xuất cải thiện cuộc sống. Đến năm 1991, ông Rcom Lin-Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Bồi dưỡng giáo dục và Chính trị tiếp tục tiến hành san ủi cho cán bộ trong trường mượn đất sản xuất. Qua thời gian, một số cán bộ đã cho người trong nhà sản xuất, có trường hợp sang nhượng trên hình thức thỏa thuận miệng. Giờ đây khi có quyết định thu hồi, phần lớn các hộ đều trả đất cho Trung tâm, chỉ có 2 hộ Hồ Phi Sơn (trước kia giáo viên dạy nghề mộc của Trung tâm, Trung tâm cho mượn đất để sản xuất, nay là Trưởng phòng Tư pháp huyện Ia Pa-P.V) và hộ ông Thành (không rõ ai đã chuyển đất sản xuất cho ông Thành)-là không chấp hành.
Như vậy, việc người dân đòi bồi thường là không có căn cứ và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã thu hồi đất và không thực hiện phương án đền bù là đúng pháp luật. Hành động cản trở triển khai thực hiện dự án là trái pháp luật!
Gói thầu xây dựng công trình Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Ayun Pa thực hiện theo hình thức hợp đồng đơn giá, dự kiến thi công trong 260 ngày kể từ ngày ký hợp đồng và sẽ hoàn thành cuối năm 2011. Hiện đơn vị thi công đang tiến hành san ủi mặt bằng nhưng gặp phải sự cản trở, khiếu kiện của một số hộ có đất tại mặt bằng thi công.
Mặt bằng thi công tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Ayun Pa. Ảnh: H.V |
Trái lại, ông Nguyễn Huy Phú, ở tổ 4, phường Hòa Bình-Bí thư chi bộ tổ dân phố, cũng là hộ có 500 m2 đất sản xuất nằm trong dự án cho biết: “Gia đình đã trả lại đất cho Trung tâm Giáo dục Thường xuyên khi có quyết định thu hồi đất. Khu đất này ngày trước do ngành Giáo dục san ủi cho mượn sản xuất, người dân góp tiền chi phí san ủi mặt bằng. Tất cả khu đất nông nghiệp mà mọi người đang sản xuất đều không có giấy chứng nhận quyền chủ sở hữu và đều là đất của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên”. Cùng là hộ có đất bị thu hồi, chị Phạm Thị Hương vui vẻ nói: “Nhà có 2 sào ruộng, diện tích bị thu hồi có ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng tôi chấp nhận”.
Theo Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng-Hỗ trợ và Tái định cư thị xã Ayun Pa, hiện không có bất cứ hồ sơ nào hay văn bản để thực hiện việc kê khai thu hồi đất đối với 8 hộ đang canh tác trong khu vực Trung tâm Giáo dục Thường xuyên với tổng diện tích 11.400 m2.
Đối chứng với sơ đồ hiện trạng năm 1998 tại Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Ayun Pa thì tổng diện tích đất thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Ayun Pa là 12.836,7 m2, hiện tại Trung tâm đang quy hoạch và xây dựng công trình với tổng diện tích đất sử dụng là 12.155,63 m2. Vậy theo sơ đồ mặt bằng tổng thể thi công và sơ đồ hiện trạng đất, toàn bộ khu đất sản xuất mà Trung tâm thu hồi thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.
Ông Bùi Tài- Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã cho biết: “Trước đây khi là Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Ayun Pa (cũ), tôi chỉ đạo Công đoàn san ủi phần đất trống tại khu tập thể ngành Giáo dục (nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên) cho anh em trong ngành mượn đất sản xuất cải thiện cuộc sống. Đến năm 1991, ông Rcom Lin-Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Bồi dưỡng giáo dục và Chính trị tiếp tục tiến hành san ủi cho cán bộ trong trường mượn đất sản xuất. Qua thời gian, một số cán bộ đã cho người trong nhà sản xuất, có trường hợp sang nhượng trên hình thức thỏa thuận miệng. Giờ đây khi có quyết định thu hồi, phần lớn các hộ đều trả đất cho Trung tâm, chỉ có 2 hộ Hồ Phi Sơn (trước kia giáo viên dạy nghề mộc của Trung tâm, Trung tâm cho mượn đất để sản xuất, nay là Trưởng phòng Tư pháp huyện Ia Pa-P.V) và hộ ông Thành (không rõ ai đã chuyển đất sản xuất cho ông Thành)-là không chấp hành.
Như vậy, việc người dân đòi bồi thường là không có căn cứ và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã thu hồi đất và không thực hiện phương án đền bù là đúng pháp luật. Hành động cản trở triển khai thực hiện dự án là trái pháp luật!
Hải Vỹ