Xã hội

Cản trở giao thông có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị phạt tù từ 3 - 10 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nghị định 46/2016/NÐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định rõ mức độ xử phạt các hành vi cản trở giao thông.
 

Lái xe mang tiền lẻ trả phí qua Trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 Hưng Yên gây tắc nghẽn giao thông.
Lái xe mang tiền lẻ trả phí qua Trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 Hưng Yên gây tắc nghẽn giao thông.

Thời gian gần đây, tại nhiều Trạm thu phí BOT giao thông xảy ra tình trạng lái xe cố tình dừng, đỗ xe tại trạm, gây cản trở giao thông, trong khi trạm thu xả trạm, không thu, cho xe qua lại bình thường. Hành vi này có thể bị coi là vi phạm pháp luật khi cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiệu lệnh yêu cầu lái xe điều khiển phương tiện qua trạm, nhưng lái xe không chấp hành, cố ý dừng đỗ gây ùn tắc giao thông.

Cụ thể, theo Nghị định 46/2016/NÐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Tại Ðiểm đ, Khoản 4, Ðiều 5 xử phạt người điều khiển xe ôtô có hành vi “Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông” bị phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng.

Tại Ðiểm b, Khoản 5, Ðiều 5 xử phạt người điều khiển xe ôtô có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”. Mức phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng.

Trường hợp người điều khiển xe ô tô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của CSGT cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260, Bộ Luật hình sự năm 2015.

Với hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” được quy định tại Ðiểm d, Khoản 2, Ðiều 260, người vi phạm thậm chí có thể bị phạt tù từ 3 - 10 năm.

Đăng Sơn/Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm