Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Chiêm ngưỡng nghi môn ngôi đình cổ thời nhà Nguyễn được xác lập kỷ lục Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghi môn (hay còn gọi là cổng tam quan) có mặt ở hầu hết các đình, đền, chùa, trải dài trên khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, hiếm có nghi môn nào đạt độ cao cũng như giá trị thẩm mỹ như nghi môn đình làng Phù Tinh (Hải Dương).

Trong văn hóa truyền thống ở Việt Nam, mỗi ngôi làng đều có các kiến trúc đình, đền, chùa. Đây là nơi sinh hoạt về tôn giáo, tín ngưỡng, cũng như hoạt động của cộng đồng dân cư. Và ở mỗi công trình này, nghi môn đều được xây dựng với quy mô, tính chất khác nhau.

Nghi môn đình Phù Tinh (làng Phù Tinh, xã Thanh Quang, H.Thanh Hà, Hải Dương) được xây dựng từ năm 1897, thời vua Thành Thái, tính đến nay đã được gần 130 năm

Nghi môn đình Phù Tinh (làng Phù Tinh, xã Thanh Quang, H.Thanh Hà, Hải Dương) được xây dựng từ năm 1897, thời vua Thành Thái, tính đến nay đã được gần 130 năm

Mặt ngoài nghi môn có 3 chữ Hán Nôm. Ông Phạm Hồng Thoán, Ban quản lý di tích đình Phù Tinh, cho biết phiên âm 3 từ này là "Lập trác vỹ", nghĩa là: đứng sừng sững một mình.

Mặt ngoài nghi môn có 3 chữ Hán Nôm. Ông Phạm Hồng Thoán, Ban quản lý di tích đình Phù Tinh, cho biết phiên âm 3 từ này là "Lập trác vỹ", nghĩa là: đứng sừng sững một mình.

Mặt bên trong nghi môn có 4 chữ: "Vạn đại chiêm ngưỡng", nghĩa là: vạn năm ai đi qua cũng phải ngước nhìn. Tất cả các chữ này đều được ghép từ mảnh sứ từ những chiếc chén, bát cổ thời nhà Nguyễn.

Mặt bên trong nghi môn có 4 chữ: "Vạn đại chiêm ngưỡng", nghĩa là: vạn năm ai đi qua cũng phải ngước nhìn. Tất cả các chữ này đều được ghép từ mảnh sứ từ những chiếc chén, bát cổ thời nhà Nguyễn.

Đỉnh nghi môn hai bên được đắp vẽ 2 con nghê. Trải qua gần 130 năm, kiến trúc nghi môn đình Phù Tinh được giữ gần như nguyên vẹn. Khi xây dựng nghi môn, những người thợ từ Thừa Thiên - Huế đã được mời ra để thiết kế thi công. Vì vậy, nghi môn mang đậm nét kiến trúc cung đình Huế.

Đỉnh nghi môn hai bên được đắp vẽ 2 con nghê. Trải qua gần 130 năm, kiến trúc nghi môn đình Phù Tinh được giữ gần như nguyên vẹn. Khi xây dựng nghi môn, những người thợ từ Thừa Thiên - Huế đã được mời ra để thiết kế thi công. Vì vậy, nghi môn mang đậm nét kiến trúc cung đình Huế.

Nhìn từ phía bên trong sân đình Phù Tinh, nghi môn còn cao hơn cả ngôi nhà 2 tầng ở phía trước

Nhìn từ phía bên trong sân đình Phù Tinh, nghi môn còn cao hơn cả ngôi nhà 2 tầng ở phía trước

Ông Thoán cho biết, chất liệu xây dựng nghi môn thời kỳ này gồm gạch nung, cát, vôi, mật mía (thay cho xi măng), giấy bản. Tổng thể kiến trúc còn nguyên vẹn nhưng một số chi tiết đã bị thời gian bào mòn trở nên xuống cấp.

Ông Thoán cho biết, chất liệu xây dựng nghi môn thời kỳ này gồm gạch nung, cát, vôi, mật mía (thay cho xi măng), giấy bản. Tổng thể kiến trúc còn nguyên vẹn nhưng một số chi tiết đã bị thời gian bào mòn trở nên xuống cấp.

Một số chữ câu đối ghi trên nghi môn bị bong tróc, không còn dịch được nghĩa

Một số chữ câu đối ghi trên nghi môn bị bong tróc, không còn dịch được nghĩa

Cổng phụ nghi môn cỏ cây mọc rễ càng làm cho công trình nhuốm màu sắc của thời gian

Cổng phụ nghi môn cỏ cây mọc rễ càng làm cho công trình nhuốm màu sắc của thời gian

Theo Ban quản lý di tích đình Phù Tinh, nghi môn có chiều cao hơn 10 m. Thời kỳ còn chiến tranh, đây trở thành đài quan sát của du kích địa phương, vì đây là công trình cao nhất khu vực vào thời điểm đó.

Theo Ban quản lý di tích đình Phù Tinh, nghi môn có chiều cao hơn 10 m. Thời kỳ còn chiến tranh, đây trở thành đài quan sát của du kích địa phương, vì đây là công trình cao nhất khu vực vào thời điểm đó.

Một phần tường gạch nghi môn còn nguyên vẹn

Một phần tường gạch nghi môn còn nguyên vẹn

Cổng phụ nghi môn bị bong tróc lớp vữa trát phủ bên ngoài

Cổng phụ nghi môn bị bong tróc lớp vữa trát phủ bên ngoài

Năm 2020, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục nghi môn đình Phù Tinh với các hoa văn trang trí theo kiến trúc đặc trưng thời Nguyễn được bảo tồn, tôn tạo đến ngày nay

Năm 2020, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục nghi môn đình Phù Tinh với các hoa văn trang trí theo kiến trúc đặc trưng thời Nguyễn được bảo tồn, tôn tạo đến ngày nay

Phía trong nghi môn là đình làng Phù Tinh. Thời kỳ chống Pháp, đình thực hiện việc tiêu thổ kháng chiến. Nơi đây từng là nơi tổ chức các hoạt động mít tinh, hội họp của quân và dân. Đến năm 2018, đình được xây dựng lại.

Phía trong nghi môn là đình làng Phù Tinh. Thời kỳ chống Pháp, đình thực hiện việc tiêu thổ kháng chiến. Nơi đây từng là nơi tổ chức các hoạt động mít tinh, hội họp của quân và dân. Đến năm 2018, đình được xây dựng lại.

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Phạm Văn Chất, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Quang, cho biết nghi môn đình Phù Tinh là công trình kiến trúc văn hóa độc đáo không chỉ của người dân địa phương mà còn của tỉnh Hải Dương.

Tuy nhiên, việc tu bổ công trình trước thực trạng xuống cấp còn nhiều hạn chế vì công trình này chưa được xếp hạng là di tích. Vì vậy, trước mắt, chính quyền và người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn nghi môn đình được coi là "hồn quê" của làng Phù Tinh.

Có thể bạn quan tâm