Xã hội

Chính phủ bổ sung 1.800 tỷ đồng hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ vừa bổ sung 1.800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2022 cho 28 địa phương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Ngày 31-12-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1661/QĐ-TTg hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

 Năm 2022, do ảnh hưởng của bão số 4 (Noru), nhiều ngầm tràn ở miền núi Quảng Trị bị ngập nặng, chia cắt cục bộ. (Ảnh: Thanh Lộc/TNO)
Năm 2022, do ảnh hưởng của bão số 4 (Noru), nhiều ngầm tràn ở miền núi Quảng Trị bị ngập nặng, chia cắt cục bộ. (Ảnh: Thanh Lộc/TNO)



Cụ thể, bổ sung 1.800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2022 cho 28 địa phương, gồm: Lạng Sơn 50 tỷ đồng, Lào Cai 40 tỷ đồng, Lai Châu 30 tỷ đồng, Hà Giang 30 tỷ đồng, Tuyên Quang 40 tỷ đồng, Cao Bằng 30 tỷ đồng, Bắc Kạn 40 tỷ đồng, Hòa Bình 60 tỷ đồng, Điện Biên 30 tỷ đồng, Sơn La 40 tỷ đồng, Yên Bái 30 tỷ đồng, Phú Thọ 50 tỷ đồng, Ninh Bình 40 tỷ đồng, Thanh Hóa 120 tỷ đồng, Nghệ An 200 tỷ đồng, Hà Tĩnh 50 tỷ đồng, Quảng Bình 70 tỷ đồng, Quảng Trị 120 tỷ đồng, Thừa Thiên-Huế 150 tỷ đồng, Đà Nẵng 100 tỷ đồng, Quảng Nam 150 tỷ đồng, Quảng Ngãi 100 tỷ đồng, Phú Yên 30 tỷ đồng, Kon Tum 30 tỷ đồng, Đak Lak 40 tỷ đồng, Đak Nông 30 tỷ đồng, Lâm Đồng 30 tỷ đồng, Cà Mau 70 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng-chống thiên tai, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT và UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ đúng phạm vi, đối tượng, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm huy động nguồn lực địa phương để cùng với kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương hoàn thành các dự án đúng tiến độ, hiệu quả; gửi kết quả phân bổ bao gồm danh mục dự án, số kinh phí hỗ trợ cho từng dự án về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng- chống thiên tai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nghị định nêu rõ: Thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9-1-2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, gạo cứu đói theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15-3-2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư theo quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6-7-2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng- chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm