TN - Đất & Người

Cô giáo dạy trẻ khuyết tật ở Đắk Lắk khởi nghiệp kinh doanh với trà thảo mộc từ đinh lăng, nụ tam thất...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bằng sự nỗ lực, chị Hoàng Thị Ngát (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) - cô giáo dạy trẻ khuyết tật đã chế biến thành công sản phẩm trà thảo mộc đạt chuẩn OCOP 3 sao. Thành phần chủ yếu của trà thảo mộc thiên nhiên là cây đinh lăng, tim sen, nụ tam thất, lá vằn, cỏ ngọt…dễ kiếm trong vườn nhà.
Thoát "cửa tử", bén duyên với trà thảo mộc
Chia sẻ về cơ duyên đến với trà thảo mộc, chị Ngát cho biết, năm 2014, trong lần điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Y dược (TP. Hồ Chí Minh), chị may mắn được một dược sĩ hướng dẫn cách làm trà thảo mộc để tăng cường sức khỏe.
Thành phần chủ yếu của trà thảo mộc thiên nhiên là cây đinh lăng, tim sen, nụ tam thất, lá vằn, cỏ ngọt… dễ kiếm trong vườn nhà. 
 
Chị Hoàng Thị Ngát (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) nghiên cứu, chế biến thành công sản phẩm trà thảo mộc từ các loại cây đinh lăng, tim sen, nụ tam thất, lá vằn, cỏ ngọt… dễ kiếm trong vườn nhà.
Chị Hoàng Thị Ngát (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) nghiên cứu, chế biến thành công sản phẩm trà thảo mộc từ các loại cây đinh lăng, tim sen, nụ tam thất, lá vằn, cỏ ngọt… dễ kiếm trong vườn nhà.
Sau 4 tháng sử dụng trà thảo mộc, sức khỏe của chị Ngát đã có những thay đổi tích cực, tinh thần minh mẫn hơn, không còn cảm giác mệt mỏi như trước. Nhận thấy hiệu quả tốt, chị Ngát tự làm thêm, giới thiệu loại trà thảo mộc này đến người thân, bạn bè dùng thử và nhận được phản hồi tích cực.
Nhận thấy Tây Nguyên có lợi thế quỹ đất rộng, chị Ngát nảy ra ý tưởng sản xuất và kinh doanh trà thảo mộc. Với mong muốn giúp đỡ nhiều người từng có bệnh như chị, cùng với đó liên kết, tạo thêm thu nhập cho người nông dân nghèo.
Năm 2016, chị Ngát mạnh dạn dốc vốn mua đất, đăng ký, mở cơ sở sản xuất tại khu vực suối Đốc Học. Do nguồn vốn eo hẹp, bước đầu chị Ngát đầu tư hệ thống máy móc đơn giản với công suất hoạt động nhỏ. Hai sản phẩm đầu tiên được chị giới thiệu ra thị trường là  trà đinh lăng tim sen và trà khổ qua rừng.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, chị Ngát kiên trì nghiên cứu, cải thiện sản phẩm. Những nỗ lực của chị đã gặt hái được thành công khi các sản phẩm Trà thảo mộc Cô Ngát Natural đã được cấp chứng nhận chuẩn OCOP 3 sao, thường xuyên xuất hiện tại nhiều hội chợ, triển lãm… cũng như được bán tại một số siêu thị, cửa hàng trong cả nước.
 
Cơ sở Trà thảo mộc Cô Ngát Natural tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và các em khuyết tật.
Cơ sở Trà thảo mộc Cô Ngát Natural tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và các em khuyết tật.
"Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng, nhất là đối với một cô giáo như tôi khi hành trang là con số 0. Sự hỗ trợ, đồng hành từ gia đình, bạn bè cả về vật chất lẫn tinh thần là động lực để tôi cố gắng mỗi ngày" - chị Ngát chia sẻ.
Đến nay, ngoài tạo việc làm cho nhân viên làm việc tại cơ sở, chị Ngát còn dạy kĩ thuật gieo trồng thảo mộc, hỗ trợ vốn, phương tiện cho nhiều hộ nghèo, giúp mỗi gia đình có nguồn thu nhập ổn định 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh khuyết tật
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiểu học, chị Ngát học thêm về tật học và trở thành giáo viên dạy học cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Đắk Lắk.
"Các em học sinh khuyết tật ăn ở nội trú tại trường, hiếm khi về với gia đình do không có điều kiện đi lại, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, sau khi ra trường, các em không có việc làm ổn định. Mặc dù các doanh nghiệp, nhà xưởng thiếu nhân lực song bất đồng ngôn ngữ vẫn là rào cản lớn", chị Ngát tâm sự.
 
Chị Hoàng Thị Ngát hướng dẫn các em khiếm thính thực hiện công đoạn sản xuất trà thảo mộc.
Chị Hoàng Thị Ngát hướng dẫn các em khiếm thính thực hiện công đoạn sản xuất trà thảo mộc.
Sau khi Trà thảo mộc Cô Ngát Natural ra đời, không chỉ xây dựng trên tiêu chí thu lợi nhuận cho doanh nghiệp, chị Ngát mong muốn kết nối, lan tỏa yêu thương, chắp cánh ước mơ cho chính học sinh của mình - những người khiếm khuyết có điều kiện cuộc sống tốt hơn.
H'Diệu Kbông (SN 2007) là một trong 3 em học sinh khiếm thính bẩm sinh sau khi học xong ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk được chị Ngát nhận hướng nghiệp, đào tạo nghề và tạo việc làm. 
Với kinh nghiệm là giáo viên dạy trẻ khuyết tật nên quá trình chị Ngát hướng dẫn, giúp đỡ các em tiếp cận công việc diễn ra dễ dàng hơn. Các em được làm việc phù hợp với sức khỏe của mình như: ủ men, sấy khô, đóng gói sản phẩm… Với mức thu nhập bình quân 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Chia sẻ về dự định tương lai, chị Ngát mong rằng: "Với mục tiêu đạt chuẩn OCOP 5 sao, cơ sở sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị, công nghệ để thương hiệu Trà thảo mộc Cô Ngát Natural ngày càng phục vụ tốt hơn vì sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là các em khuyết tật".
Theo Linh Anh (Dân Việt)
https://danviet.vn/co-giao-day-tre-khuyet-tat-o-dak-lak-lam-tra-thao-moc-tu-dinh-lang-nu-tam-that-co-ngot-20230102235041109.htm

Có thể bạn quan tâm