Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Cục Di sản ủng hộ Huế thí điểm đưa chiếc áo dài nam truyền thống vào công sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một cơ quan làm về công tác di sản văn hóa nên Cục Di sản văn hóa rất ủng hộ và khuyến khích việc thí điểm này của Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế như một nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản vào cuộc sống.
 

Đương kim Miss Baby Việt Nam 2019 (phải) trao vương miện cho tân Miss Baby Việt Nam 2020 trong đêm chung kết cuộc thi ngày 10-10 tại nhà hát Sông Hương, TP Huế - Ảnh: Kids Model Vietnam
Đương kim Miss Baby Việt Nam 2019 (phải) trao vương miện cho tân Miss Baby Việt Nam 2020 trong đêm chung kết cuộc thi ngày 10-10 tại nhà hát Sông Hương, TP Huế - Ảnh: Kids Model Vietnam


Trả lời Tuổi Trẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chiều 14-10 về cuộc thi Miss Baby vừa được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế gây ra những thắc mắc trong dư luận rằng vì sao tổ chức thi hoa hậu, trao vương miện cho các em ở độ tuổi nhi đồng, ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho biết sau khi có dư luận phản ảnh về sự kiện này, cục đã yêu cầu Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo.

Sở Văn hóa, thể thao Thừa Thiên Huế cho biết sở này chỉ cấp phép hoạt động trình diễn thời trang trẻ em, với quy định cụ thể 11 tiết mục được biểu diễn trong chương trình, và chương trình không có khán giả, chứ không cấp phép cho cuộc thi hoa hậu nhí nào.

Vì vậy, nếu có chuyện tổ chức thi hoa hậu nhí thì Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ tiếp tục yêu cầu Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra và có báo cáo.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cuộc "biểu diễn thời trang trẻ em" này có tên gọi là cuộc thi Miss Baby, do tạp chí Kids Model Vietnam tổ chức.

Trên trang Facebook của chương trình này đã đăng thông tin: "Đêm chung kết Miss Baby Việt Nam 2020 đã khép lại với chiến thắng thuộc về thí sinh C.T.Y.N. số báo danh 058 đến từ Nghệ An". Đêm chung kết 10-10 diễn ra khi lũ lụt tràn ngập TP Huế, nên chỉ có hơn 100 khán giả là khách mời và thân nhân thí sinh tham dự.

Cũng tại họp báo, trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Thành - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) - cho biết Cục Di sản văn hóa ủng hộ việc Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đang thí điểm đưa chiếc áo dài nam truyền thống vào công sở.

Theo ông Thành, áo dài nam truyền thống từng là nếp sống, là văn hóa của người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử, vì vậy, là một cơ quan làm về công tác di sản văn hóa nên Cục Di sản văn hóa rất ủng hộ và khuyến khích việc thí điểm này của Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế như một nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản vào cuộc sống.

Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý sở cần lắng nghe ý kiến của công luận và các nhà khoa học trong quá trình thí điểm để có những điều chỉnh phù hợp, bởi chiếc áo dài nam truyền thống khá khó mặc trong đời sống hiện đại với nhịp sống gấp gáp hiện nay.

Về hoạt động cấp phép biểu diễn, ông Trần Hướng Dương cho biết dự thảo nghị định thay thế nghị định 79 quy định về quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Thủ tướng.

Dự thảo nghị định mới sẽ theo hướng giảm các thủ tục cấp phép và bỏ cấp phép với một số hoạt động, chẳng hạn như các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Nghị định mới cũng sẽ không dùng văn bản cấp phép mà chỉ có văn bản chấp thuận cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Theo THIÊN ĐIỂU - M.TỰ (TTO)

Có thể bạn quan tâm