Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Cực độc: Việt Nam từng tự chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tàu tên lửa tấn công nhanh duy nhất từng được Việt Nam chế tạo tại nhà máy đóng tàu Ba Son từ năm 1999. Tuy nhiên từ đó tới nay chúng ta không đóng thêm bất cứ một tàu nào khác thuộc lớp này.

 

Mang số hiệu 381, đây là tàu tên lửa duy nhất được sản xuất theo lớp BPS-500 - lớp tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước. Nguồn ảnh: BHQ.
Mang số hiệu 381, đây là tàu tên lửa duy nhất được sản xuất theo lớp BPS-500 - lớp tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước. Nguồn ảnh: BHQ.
 Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga, tàu 381 được chúng ta bắt đầu nghiên cứu thiết kế và đóng mới từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: BHQ.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga, tàu 381 được chúng ta bắt đầu nghiên cứu thiết kế và đóng mới từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: BHQ.
Theo các tài liệu được truyền thông quốc tế đăng tải vào đầu những năm 2000, tàu tuần tra 318 đã được chúng ta hạ thuỷ từ năm 1999. Cùng năm đó tàu được biên chế vào lực lượng hải quân và phục vụ suốt từ đó tới nay. Nguồn ảnh: BHQ.
Theo các tài liệu được truyền thông quốc tế đăng tải vào đầu những năm 2000, tàu tuần tra 318 đã được chúng ta hạ thuỷ từ năm 1999. Cùng năm đó tàu được biên chế vào lực lượng hải quân và phục vụ suốt từ đó tới nay. Nguồn ảnh: BHQ.
Đặc biệt, tàu tên lửa BPS-500 đầu tiên này được chúng ta đóng theo công nghệ module - công nghệ đóng tàu cực kỳ tiên tiến, ngay cả người Nga hiện tại cũng
Đặc biệt, tàu tên lửa BPS-500 đầu tiên này được chúng ta đóng theo công nghệ module - công nghệ đóng tàu cực kỳ tiên tiến, ngay cả người Nga hiện tại cũng "chưa thạo" đóng tàu theo công nghệ module. Nguồn ảnh: BHQ.
Chưa kể tới việc, tàu có các bề mặt góc cạnh được hạn chế tối đa nhằm giảm diện tích phản xạ radar. So với những tàu chiến cùng thời, 381 có thể coi là tiên tiến, hiện đại vượt bậc. Nguồn ảnh: BHQ.
Chưa kể tới việc, tàu có các bề mặt góc cạnh được hạn chế tối đa nhằm giảm diện tích phản xạ radar. So với những tàu chiến cùng thời, 381 có thể coi là tiên tiến, hiện đại vượt bậc. Nguồn ảnh: BHQ.
Chưa hết, tàu còn được trang bị hệ thống bơm nước phản lực để di chuyển thay vì sử dụng chân vịt. Việc sử dụng hệ thống bơm nước phản lực này cho phép tàu hoạt động được ở những vùng biển nông, nhiều vật thể nhân tạo hoặc thực vật dưới bề mặt nước mà không sợ bị vướng, rối chân vịt. Nguồn ảnh: BHQ.
Chưa hết, tàu còn được trang bị hệ thống bơm nước phản lực để di chuyển thay vì sử dụng chân vịt. Việc sử dụng hệ thống bơm nước phản lực này cho phép tàu hoạt động được ở những vùng biển nông, nhiều vật thể nhân tạo hoặc thực vật dưới bề mặt nước mà không sợ bị vướng, rối chân vịt. Nguồn ảnh: BHQ.
Ngoài ra, hệ thống bơm nước phản lực trên tàu tên lửa 381 còn được cho là có khả năng vận hành với tiếng ồn ít hơn nhiều so với thông thường, khiến tàu khó bị phát hiện hơn. Nguồn ảnh: BHQ.
Ngoài ra, hệ thống bơm nước phản lực trên tàu tên lửa 381 còn được cho là có khả năng vận hành với tiếng ồn ít hơn nhiều so với thông thường, khiến tàu khó bị phát hiện hơn. Nguồn ảnh: BHQ.
Mặc dù vậy, chúng ta chỉ đóng duy nhất một tàu loại này, hoàn toàn không có bất cứ thông tin gì về những chiếc tiếp theo hoặc phát triển tiếp lớp tàu BPS-500. Nguồn ảnh: BHQ.
Mặc dù vậy, chúng ta chỉ đóng duy nhất một tàu loại này, hoàn toàn không có bất cứ thông tin gì về những chiếc tiếp theo hoặc phát triển tiếp lớp tàu BPS-500. Nguồn ảnh: BHQ.
Ngoài ra, nhiều nguồn tin trong quá khứ cũng cho rằng tàu 318 có nhược điểm khá lớn từ việc thiết kế với hệ thống bơm khí phản lực khiến giá thành bị đội lên quá cao cũng như chế tạo, vận hành phức tạp. Nguồn ảnh: BHQ.
Ngoài ra, nhiều nguồn tin trong quá khứ cũng cho rằng tàu 318 có nhược điểm khá lớn từ việc thiết kế với hệ thống bơm khí phản lực khiến giá thành bị đội lên quá cao cũng như chế tạo, vận hành phức tạp. Nguồn ảnh: BHQ.
 Cận cảnh hệ thống bơm nước phản lực trên tàu 318 với hai luồng phụt thay vì sử dụng chân vịt như thông thường. Hai luồng phục này sẽ đổi hướng để tàu bẻ lái. Nguồn ảnh: BHQ.
Cận cảnh hệ thống bơm nước phản lực trên tàu 318 với hai luồng phụt thay vì sử dụng chân vịt như thông thường. Hai luồng phục này sẽ đổi hướng để tàu bẻ lái. Nguồn ảnh: BHQ.
Hiện tại, chiếc 318 - sản phẩm duy nhất từ dự án đóng tàu lớp BPS-500 vẫn đang được phục vụ trong lực lượng Hải quân Việt Nam, đóng tại cảng nhà ở Quân cảng Cam Ranh, Khánh Hoà. Nguồn ảnh: BHQ.
Hiện tại, chiếc 318 - sản phẩm duy nhất từ dự án đóng tàu lớp BPS-500 vẫn đang được phục vụ trong lực lượng Hải quân Việt Nam, đóng tại cảng nhà ở Quân cảng Cam Ranh, Khánh Hoà. Nguồn ảnh: BHQ.

http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/cuc-doc-viet-nam-tung-tu-che-tao-tau-ten-lua-tan-cong-nhanh-1078420.html


Theo Khắc Đôn (Kiến Thức)
Dẫn nguồn Dân Việt

Có thể bạn quan tâm