Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Cúng Rằm tháng Giêng sớm từ ngày 14 âm lịch được không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ông bà ta từ xưa có câu "giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng", nhiều người coi ngày Rằm tháng Giêng như dịp Tết thứ 2. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cúng gia tiên. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh, nhiều gia đình tiến hành cúng vào ngày 14 âm lịch.

 



Ý nghĩa cúng Rằm tháng Giêng

Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng Giêng là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Ngày nay, nhiều người cúng lễ Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước với mong muốn mọi việc quanh năm được trôi chảy, tràn đầy hạnh phúc.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch?

Trao đổi với Lao Động, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, chuyên gia nghiên cứu văn hoá cho biết cúng Rằm tháng Giêng là thói quen từ xưa đến nay của người Việt. Đó là tín ngưỡng cần giữ gìn, vì có những niềm tin khó giải thích miễn là từ niềm tin đó, con người làm những điều trong sáng, tốt đẹp hơn. "Quanh năm lễ lạt không bằng cúng Rằm tháng Giêng nhưng không nhất thiết phải lễ lớn, lễ to", TS Nguyễn Viết Chức nói.


 

 Tuỳ vào hoàn cảnh và việc sắp xếp thời gian của từng gia đình có thể cúng vào 14 hoặc 15 âm lịch. Ảnh: ST.
Tuỳ vào hoàn cảnh và việc sắp xếp thời gian của từng gia đình có thể cúng vào 14 hoặc 15 âm lịch. Ảnh: ST.



Theo TS Nguyễn Viết Chức, không nhất thiết phải cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15 âm lịch mà có thể cúng trước. "Có rất nhiều quan niệm, có thể cúng vào buổi trưa ngày rằm hay từ ngày 14. Nhưng đừng quan niệm theo lối suy nghĩ cúng trước thì được hưởng may trước. Tất nhiên, cúng sau thì không được nhưng 14 cúng cũng được, 15 cúng cũng được. Khổng tử từ thời phong kiến cũng đã nói "Không có gì nhất thiết phải thế". Nếu có điều nhất thiết có lẽ là tâm phải thành, đã là tín ngưỡng, bao giờ thành tâm cũng là điều quan trọng nhất".

 

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà nên tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh. Ảnh: ST.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà nên tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh. Ảnh: ST.


 

Văn khấn Rằm tháng Giêng theo văn khấn cổ truyền

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

-  Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần và vái 3 vái).


 

http://https://laodong.vn/van-hoa/cung-ram-thang-gieng-som-tu-ngay-14-am-lich-duoc-khong-782633.ldo


Theo Linh Chi (LĐO)

Có thể bạn quan tâm