Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Cuộc tập trận hiếm hoi của "Bộ tứ" Mỹ, Nhật, Ấn và Úc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hải quân Mỹ đang tổ chức các cuộc tập trận song song ở biển Philippine và Ấn Độ Dương cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.
 

Đài Nikkei hôm 22-7 cho biết động thái trên chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Trung Quốc.

Hôm 21-7, hải quân Mỹ thông báo họ đã khởi động một cuộc tập trận 3 bên ở biển Philippines với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) và Lực lượng Phòng vệ Úc (ADF).

Tham gia cuộc tập trận bao gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin (Mỹ), các tàu khu trục Stuart, Arunta và Hobart, tàu đổ bộ trực thăng Canberra, tàu hậu cần Sirius (Úc) cùng tàu khu trục Teruzuki (Nhật Bản).

Cuộc tập trận bắt đầu hôm 19-7, một ngày trước khi diễn ra cuộc tập trận chung của hải quân Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương do tàu sân bay USS Nimitz (Mỹ) dẫn đầu.

 

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tập trận cùng lực lượng Nhật Bản và Úc ở biển Philippines hôm 21-7. Ảnh: Hải quân Mỹ
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tập trận cùng lực lượng Nhật Bản và Úc ở biển Philippines hôm 21-7. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động ở biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động ở biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ



Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức gọi là Đối thoại Tứ giác An ninh (Quad) kể từ năm 2007. Trong đó, Úc và Ấn Độ tỏ ra thận trọng, không muốn "Bộ tứ" này trở thành liên minh quân sự hoặc nền tảng của một "NATO ở châu Á".

Năm 2007, Úc cam kết với Trung Quốc - nước lo ngại về Quad - rằng họ ưu tiên các vấn đề thương mại và văn hóa. Ấn Độ cũng nhấn mạnh với Trung Quốc vào năm đó rằng Quad không mang ý nghĩa về mặt an ninh.

Tuy nhiên, giới phân tích tự hỏi liệu các cuộc tập trận song song ở Ấn Độ - Thái Bình Dương lần này có thể hiện sự giảm sút những cam kết vừa nêu của Úc và Ấn Độ. Ngoài ra, liệu Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ có mời Úc tham gia cuộc tập trận Malabar thường niên của họ hay không?

Năm 2018, Ấn Độ loại trừ khả năng mời Úc để tránh hiểu lầm về một nhóm quân sự chống lại Trung Quốc nhưng năm nay có thể thay đổi vì những hành động bành trướng ngày càng tăng từ Bắc Kinh cũng như vụ tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc gần đây, theo giới phân tích.

Chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao Derek Grossman tại Rand Corp. bình luận: "Cuộc tập trận quân sự trên thực tế của Quad sẽ thể hiện quyết tâm đoàn kết nhằm đối phó và cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và thế giới".

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO/Nikkei)

Có thể bạn quan tâm