Giáo dục

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu ở độ tuổi 55

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chiều 2-6, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về quản lý nhà nước đối với nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Chiều 2-6, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về quản lý nhà nước đối với nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội đưa việc xây dựng Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 của Quốc hội khóa XV. Đây là tin vui, đáp ứng sự mong đợi của 1,6 triệu nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo quy định “tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính, sự nghiệp”. Bên cạnh chính sách tiền lương, nhà giáo còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề ở mức cao so với các ngành nghề khác, tương ứng với mức độ phức tạp của công việc và phù hợp với điều kiện làm việc. Các chính sách thu hút và ưu đãi như: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hàng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo, ưu tiên tuyển dụng...

Dự thảo cũng quy định về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với đặc điểm làm việc của từng cấp học: giáo viên mầm non được nghỉ hưu ở độ tuổi 55; các nhà giáo có trình độ cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ) được kéo dài tuổi làm việc khi còn đủ sức khỏe, có nguyện vọng và cơ sở giáo dục có nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm