Theo bà, thực chất sự cho phép đã được phê duyệt và bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề này ở phương Tây đều là "sự che mắt".
Một hệ thống tên lửa pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Ảnh: Reuters |
Theo đài RT, tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện các cuộc tranh luận về việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Ukraine không được phép tấn công các mục tiêu ở xa chiến tuyến bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, theo tuyên bố trước đó cùng ngày của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, một số thành viên khác trong liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, bao gồm cả Anh, chưa bao giờ áp đặt bất kỳ giới hạn nào như vậy đối với Kiev.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần này cảnh báo rằng các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây sản xuất có thể dẫn đến một "cuộc xung đột toàn cầu".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận ngày 31-5 rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận cho Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Sự chấp thuận của Mỹ áp dụng cho các mục tiêu của Nga đang phát động tấn công vào TP Kharkiv - Ukraine. Theo ông Blinken, đây là sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Tổng thống Biden, đồng thời là kết quả của chiến lược điều chỉnh và thích ứng với tình hình xung đột của Mỹ.
Một quan chức Mỹ khác tiết lộ với tờ The Wall Street Journal rằng Kiev sẽ được sử dụng Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS), Hệ thống tên lửa pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) và các hệ thống pháo binh để tấn công vào Nga.
Tuy nhiên, Washington không thay đổi chính sách cấm sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) hoặc tấn công tầm xa bên trong lãnh thổ Nga.