Thời sự - Sự kiện

Thời sự quốc tế

Điểm nóng xung đột ngày 2-6: Mỹ giúp Ukraine phá 'thiên đường trú ẩn' của Nga?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quyết định nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí viện trợ cho Ukraine của Tổng thống Joe Biden là một bước nhỏ nhưng có ý nghĩa đáng kể, theo các chuyên gia.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, chính quyền của ông Biden đã lập luận rằng việc cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ là quá rủi ro. Họ lo ngại một cuộc tấn công lớn của Ukraine có thể gây ra xung đột trực tiếp với Nga.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết quyết định nới lỏng mới có hiệu lực từ hôm 30-5 cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để bắn trả các lực lượng Nga tấn công họ hoặc chuẩn bị tấn công họ từ bên kia biên giới gần vùng Kharkiv.

Tổng thống Joe Biden quyết định nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ vào các mục tiêu quân sự ở Nga. Ảnh: Reuters

Tổng thống Joe Biden quyết định nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ vào các mục tiêu quân sự ở Nga. Ảnh: Reuters

Nhận định về động thái của Mỹ, ông Mykola Bielieskov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho biết: "Điều này có thể ổn định chiến tuyến và tạo điều kiện để đẩy lùi lực lượng Nga khỏi khu vực Kharkiv trước khi họ tiến vào".

Theo các chuyên gia, các loại vũ khí Mỹ mà Ukraine đã được Mỹ bật đèn xanh sử dụng để tấn công vào Nga bao gồm "hỏa thần" HIMARS.

Ông Philip Ingram, cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh, cho biết quyết định của ông Biden sẽ giúp Kiev giảm bớt việc phải rút quân khỏi các mặt trận quan trọng ở khu vực phía Đông Donbass.

Ông nói rằng Nga đang yếu thế và sẽ phải suy nghĩ lại về các chiến thuật mà họ đã sử dụng trong cuộc tấn công vào Kharkiv.

Ông Rob Lee, thành viên cấp cao tại Chương trình Á-Âu của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, lập luận Nga đã lợi dụng hạn chế của Mỹ trước đó như một "thiên đường trú ẩn" để tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv, nơi chỉ cách biên giới Nga 30 km.

"Nga có thể duy trì pháo binh ngay bên kia biên giới. Họ có thể duy trì hệ thống phòng không, tác chiến điện tử, chỉ huy và kiểm soát ở đó" - ông Lee nói.

Dù vậy, ông Lee và các chuyên gia khác cho rằng giờ đây Nga gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tục mô hình tấn công xuyên biên giới này. Ông Ingram nói thêm Nga thiếu lực lượng để tấn công mạnh vào Kharkiv.

Chưa tới một ngày sau quyết định mới nhất của Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky hôm 31-5 nói với tờ The Guardian rằng ông đang kêu gọi Mỹ chấp thuận để Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Ông Mark Cancian, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, nhận định quyết định của ông Biden mới là bước đầu tiên. "Phía Ukraine sẽ yêu cầu bước tiếp theo: Tấn công một nhóm mục tiêu, bao gồm ở các khu vực khác ngoài Kharkiv" - ông nói.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 31-5 từ chối cho biết liệu chính quyền ông Biden có khả năng mở rộng chính sách cho phép tấn công những nơi khác ở Nga hay không. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ điều đó.

Có thể bạn quan tâm