Điều gì sẽ xảy ra khi cùng lúc mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh tim và bệnh tiểu đường là hai trong số những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Điều gì sẽ xảy ra nếu những căn bệnh này có thể cùng tồn tại?
Bệnh tiểu đường và bệnh tim có liên quan với nhau không?
Lượng đường trong máu cao còn được gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh mãn tính phổ biến xảy ra khi tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra.
Suy tim là khi tim không thể bơm máu có oxy đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta do lối sống sai lầm và việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh ngày càng tăng, cũng làm gia tăng gánh nặng tiềm ẩn của bệnh suy tim.
Suy tim phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường
Theo các chuyên gia, dân số đái tháo đường có nguy cơ suy tim cao hơn 2-4 lần so với dân số chung. Ngoài ra, suy tim là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, cho thấy có sự liên kết giữa hai thực thể.
 
Bệnh tim và bệnh tiểu đường là hai trong số những căn bệnh phổ biến trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Bệnh tim và bệnh tiểu đường là hai trong số những căn bệnh phổ biến trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Ở bệnh nhân đái tháo đường, tuổi cao, thời gian mắc bệnh, sử dụng insulin, sự hiện diện của bệnh mạch vành và tăng creatinin huyết thanh đều là những yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự phát triển của suy tim.
Mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc suy tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh còn lại và cả hai thường xảy ra cùng nhau. Điều này dẫn đến sức khỏe bệnh nhân ngày càng xấu đi, nhập viện nhiều hơn, cấp cứu nhiều hơn, tử vong sớm hơn, chất lượng cuộc sống kém và tăng chi phí chăm sóc.
Làm thế nào để ngăn chặn rủi ro?
Nguy cơ chuyển hóa của suy tim ở bệnh tiểu đường tăng cao do tác dụng của một số loại thuốc chống tiểu đường. Vì vậy, ngăn ngừa suy tim bằng cách sử dụng các thuốc hạ đường huyết nên là điều cấp thiết đối với các bác sĩ chăm sóc chính và bác sĩ tim mạch.
Hơn nữa, bệnh nhân đái tháo đường bị suy tim cần có phương pháp tiếp cận đa mô thức để đưa ra các quyết định lâm sàng về cường độ kiểm soát đường huyết, loại và liều lượng thuốc hạ đường huyết và bất kỳ thay đổi nào trong liệu pháp hạ đường huyết phải được thực hiện dần dần.
Điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong máu, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và ăn một chế độ ăn uống cân bằng.
Theo Nguyễn Quỳnh (HEALTHSHOTS/LĐO)

Có thể bạn quan tâm