Sức khỏe

Dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
 

Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính thường gặp và hiện đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành Y học thế giới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế thì tăng huyết áp được quy ước khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg, huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Ở Việt Nam, Hội Tim mạch thống kê: tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp đáng báo động là khoảng 48% .

Thực tế nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: bệnh tăng huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Các khu vực có tập quán ăn mặn thì tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các khu vực có tập quán ăn nhạt. Do đó, người tăng huyết áp cần phối hợp giữa thuốc và chế độ ăn hợp lý để có kết quả điều trị tốt

Những người bị bệnh huyết áp cần duy trì một chế độ ăn ít natri, giàu kali, calci, magie. Hạn chế muối, nước mắm, mì chính, hạt nêm trong chế biến thức ăn dưới 6g/ ngày (1g muối bằng 1 thìa gạt sữa chua muối).

Tăng cường tiêu thụ chất xơ giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Hơn nữa, trong rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như: vitamin C, E, beta carotene, lycopene, polyphenol… có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch. Đồng thời, hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn.

Với chế độ ăn như trên, người bệnh tăng huyết áp sẽ thấy rõ hiệu quả trong điều chỉnh hạ huyết áp động mạch nhất là trong tăng huyết áp có nhạy cảm với muối.

Bên cạnh đó, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng góp phần cải thiện sức khỏe đối với người bệnh tăng huyết áp.

Lê Thạch/VTV

Có thể bạn quan tâm