Văn hóa

Độc đáo cồng chiêng nữ ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Phụ nữ đánh cồng chiêng không còn là hình ảnh mới mẻ trong các làng dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Sự cộng hưởng của bản sắc văn hóa với vẻ đẹp sơn nữ tạo nên sự độc đáo, quyến rũ riêng cho những đại hòa tấu cồng chiêng nữ từ làng ra phố.

Sau 10 năm kể từ khi đội chiêng nữ đầu tiên của tỉnh Gia Lai được thành lập (năm 2014), đến nay toàn tỉnh đã phát triển được gần 40 đội chiêng nữ với hàng ngàn phụ nữ Bahnar, Jrai tham gia. Sự tham gia của nữ giới đã mang đến sức sống mới cho cồng chiêng, góp phần trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cồng chiêng Tây Nguyên.

Không chỉ tham gia hoạt động văn hóa tại cộng đồng, các đội chiêng nữ còn tham gia vào nhiều sự kiện văn hóa của tỉnh. Sự xuất hiện của chiêng nữ trong các chương trình như “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai, Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh… góp phần quảng bá di sản cồng chiêng, đồng thời giới thiệu đến người dân và du khách hình ảnh vùng đất Gia Lai giàu bản sắc.

Phụ nữ Bahnar xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang tham gia trình diễn cồng chiêng trong lễ hội văn hóa tại cộng đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phụ nữ Bahnar xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang tham gia trình diễn cồng chiêng trong lễ hội văn hóa tại cộng đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiếng chiêng cất lên từ những đôi tay nữ giới cũng trầm hùng, tha thiết như tình yêu của họ đối với văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiếng chiêng cất lên từ những đôi tay nữ giới cũng trầm hùng, tha thiết như tình yêu của họ đối với văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Môi trường sống thay đổi kéo theo sự mai một của bản sắc văn hóa. Sự tham gia của nữ giới vào hoạt động cồng chiêng khẳng định tinh thần bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng bản địa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Môi trường sống thay đổi kéo theo sự mai một của bản sắc văn hóa. Sự tham gia của nữ giới vào hoạt động cồng chiêng khẳng định tinh thần bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng bản địa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) được thành lập đầu tiên trong tỉnh, đặt nền móng cho sự phát triển cồng chiêng nữ tại Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) được thành lập đầu tiên trong tỉnh, đặt nền móng cho sự phát triển cồng chiêng nữ tại Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

nh: Hoàng Ngọc

Huyện Ia Pa cũng hình thành những đội chiêng nữ mang bản sắc riêng. Trong ảnh: Đại diện cồng chiêng nữ của vùng Đông Nam tỉnh trong lễ hội đường phố tại Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Huyện Ia Pa cũng hình thành những đội chiêng nữ mang bản sắc riêng. Trong ảnh: Đại diện cồng chiêng nữ của vùng Đông Nam tỉnh trong lễ hội đường phố tại Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

Ảnh: Hoàng Ngọc

Hình ảnh về sự kế thừa mạnh mẽ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hình ảnh về sự kế thừa mạnh mẽ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cồng chiêng nữ góp sắc màu trong Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cồng chiêng nữ góp sắc màu trong Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội chiêng nữ làng Leng trình diễn trong chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm" tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội chiêng nữ làng Leng trình diễn trong chương trình "Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm" tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phụ nữ Bahnar làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang tập luyện các bài nhạc chiêng truyền thống sau giờ lao động. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phụ nữ Bahnar làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang tập luyện các bài nhạc chiêng truyền thống sau giờ lao động. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm