Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Độc đáo cuốn sách cổ viết trên lá cây của người Khùa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cuốn sách cổ khắc chữ lên lá cây có niên đại hàng trăm năm được người Khùa ở tỉnh Quảng Bình cất giữ như một “báu vật”, nội dung của cuốn sách đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Ông Hồ Thoog coi sách lá là báu vật của tổ tiên để lại nên cất giữ rất cẩn thận.
Ông Hồ Thoog coi sách lá là báu vật của tổ tiên để lại nên cất giữ rất cẩn thận.
Người Khùa (thuộc dân tộc Bru – Vân Kiều) ở Quảng Bình sống rác ở những vùng núi biên giới phía Tây các huyện Minh Hóa, Bố Trạch. Hiện nay, địa phận xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa là nơi tập trung số lượng người Khùa sinh sống. Theo như lời của các cán bộ xã Dân Hóa, thì hiện ở xã đồng bào dân tộc Khùa đang lưu giữ một cuốn sách lá cổ, quý hiếm. Cuốn sách cổ có niên đại hàng trăm năm. Đặc biệt, sách sử dụng các văn tự cổ của người Lào khắc lên các miếng lá cây mỏng.
Ông Hồ Thoog. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Hồ Thoog. Ảnh: Hoàng Nam
Người lưu giữ cuốn sách cổ này là ông Hồ Thoong 62 tuổi, trưởng bản Hà Vi (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa). Ông Hồ Thoong cho biết, trước đây ông giữ hai cuốn sách lá nhưng đã giao một cuốn cho các cơ quan nghiên cứu. Nếu không tính cuốn sách đã tặng các nhà nghiên cứu thì cuốn sách lá ông đang giữ là cuốn sách lá duy nhất còn sót lại.
Nói rồi ông Hồ Thoong vào buồng ngủ lấy sách ra giới thiệu. Cuốn sách lá có hình thù kì lạ, thoạt nhìn sách giống như một khúc cây khô. Sách có chiều dài khoảng 50cm, gồm 150 chiếc lá (150 trang), mỗi trang có chiều rộng khoảng 5cm, bên ngoài hai bìa sách được làm từ hai miếng gỗ dày có hình tam giác. Bìa sách và trang sách được liên kết bằng một sợi dây rừng bện lại.
Hai mặt của mỗi trang sách cổ đều có nội dung, cụ thể mỗi mặt của trang sách có 4 hàng chữ và được đánh số thứ tự. Sách còn đặc biệt ở chổ, chữ viết trên các mặt lá là các nét chữ cổ, được người viết dùng vật nhọn khắc lên sau đó dùng loại mực đặc biệt được chế tạo từ mực tàu pha với mật của một loại cá dưới suối tô lên để nét chữ được rõ, không bị phai màu theo thời gian.
“Những trang sách này chính là những chiếc lá thốt nốt (PV- họ hàng với cây cọ ở Việt Nam) được xử lý, còn ngôn ngữ trong sách lá là tiếng Lào cổ. Trước đây, đồng bào Khùa có nguồn gốc ở nước Lào nên sử dụng tiếng Lào để ghi chép lại các hoạt động hằng ngày, các nét văn hóa đặc trưng của mình. Sau này ở Lào chiến tranh ác liệt một bộ phận đồng bào Khùa chạy sang huyện Minh Hóa để lánh nạn và chọn nơi đây để định cư từ đó đến nay”, ông Thoong nói.
Cũng theo ông Hồ Thoong, cuốn sách lá cổ mà ông đang giữ đã được truyền qua nhiều đời, thủa bé đã thấy cụ nội lấy ra dạy cha. Trước đây, hầu như bản người Khùa nào cũng có sách lá tổ tiên để lại, tuy nhiên thời kì chiến tranh nhiều người di tán đã làm thất lạc và hư hại nhiều. Riêng ông thời đó cất kĩ trong hang đá nên vẫn còn giữ lại được.
Trải qua hàng trăm năm, sách lã cổ vẫn nguyên vẹn, các kí tự cổ được khắc tinh xảo lên lá cây mỏng.
Trải qua hàng trăm năm, sách lã cổ vẫn nguyên vẹn, các kí tự cổ được khắc tinh xảo lên lá cây mỏng.
Khi được khỏi về nội dung của cuốn sách đặc biệt này, ông Hồ Thoong suy tư nói: “Hồi đó, buổi tối thắp đuốc lên học được tí sợ máy bay ném bom lại phải tắt nên cũng chưa biết nhiều. Chỉ nghe mấy cụ dặn đây là sách của tổ tiên để lại cần phải cất giữ cẩn thận để truyền cho con cháu đời sau. Theo các cụ nói thì sách này có nội dung giáo dục con cháu siêng năng lao động, hiếu thảo với bậc sinh thành và một phần sách là các bài thơ cổ của người Khùa, còn nội dung cụ thể ra sao tôi cũng không dịch được”.
Theo các già làng ở xã Dân Hóa, cuốn sách là mà ông Hồ Thoong đang lưu giữ là cuốn sách duy nhất còn sót lại ở xã Dân Hóa. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đến tìm hiểu nhưng nội dung của cuốn sách lá này vẫn là một ẩn số. Đồng bào Khùa nhiều lần quay về quê hương Lào đều mang theo sách với hy vọng có người dịch được nội dung nhưng lần nào ông cũng trở về trong thất vọng.
Ông Đinh Thanh Dự, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Sách lá là cuốn sách cổ của người Khùa ghi ghép bằng tiếng Lào. Trước đây, tôi được gặp một số già làng người Khùa thì được biết sách lá có nội dung ca ngợi những vị anh hùng tài giỏi trong đánh giặc, giúp dân, cứu nước, những câu về tấm lòng hiếu thảo và cả những nét văn hóa của dân tộc họ”.
Chia sẻ với phóng viên, Ông Đinh Xuân Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho biết: “Đồng bào Khùa ở xã Dân Hóa khoảng hơn 700 hộ. Họ chung sống hòa nhã với các cộng đồng dân tộc khác trong xã. Hiện nay, đồng bào Khùa đang lưu giữ một cuốn sách lá cổ mang nhiều giá trị văn hóa của một tộc người, tuy nhiên nội dung cụ thể thì chưa ai dịch được. Địa phương cũng nhiều lần liên hệ các nhà chuyên môn dịch nhưng vẫn chưa có kết quả. Chúng tôi cũng mong muốn sớm có người dịch được sách lá giúp đồng bào Khùa hiểu rõ hơn văn hóa của tộc người mình”.
Hoàng Nam-Anh Quốc (TPO)

Có thể bạn quan tâm