Khám phá

Độc đáo ngôi làng 300 năm làm hoa giấy ở Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng/Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa. Câu ca dao đó phần nào khắc họa lên nét đẹp văn hóa của một làng nghề làm hoa giấy nép mình bên dòng sông Hương đã tồn tại hàng trăm năm này.



Những ngày này, đặt chân tới làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đâu đâu cũng tràn ngập không khí rộn ràng của người mua kẻ bán. Trong các ngôi nhà, những sắc màu hoa giấy như muốn mời gọi người mua. Trên nhiều nẻo đường làng những bó hoa Thanh Tiên được chở bằng xe đạp vượt quảng đường xa lên phố bán cho người thành thị.


 

Công đoạn để làm thành 1 cành hoa giấy hoàn chỉnh cần sự tỉ mĩ, khéo léo của người thợ
Công đoạn để làm thành 1 cành hoa giấy hoàn chỉnh cần sự tỉ mĩ, khéo léo của người thợ




Làng hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013. Ngôi làng Thanh Tiên nằm dọc theo bờ nam, hạ lưu sông Hương, gần ngã ba Sình. Là một địa danh nổi tiếng về nghề làm hoa giấy thờ cúng, đặc biệt là hoa sen và nghề làm hoa đã xuất hiện cách đây 300 năm. Những năm gần đây, làng hoa giấy Thanh Tiên đã khẳng định được chỗ đứng của mình, khi có mặt trong các lễ hội Festival Huế, lễ hội Festival làng nghề Huế, lễ hội áo dài.... cùng nhiều sự kiện văn hóa khác.

 

 Làm hoa sen giấy
Làm hoa sen giấy



Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trí trang trọng ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh, Ông táo. Hàng năm thay thế một lần vào dịp Tết Nguyên đán, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống "Duống" và đốt đi gọi là "Tẩu". Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng của người dân xứ Huế.

 

Những cành hoa giấy hoàn chỉnh
Những cành hoa giấy hoàn chỉnh



Hiện tại, làng hoa còn khoảng 10 hộ vẫn lưu giữ được những kỹ thuật làm hoa giấy bằng tay truyền thống. Để làm ra một bông hoa, tất cả các công đoạn đều được thực hiện thủ công. Người làm phải bỏ ra rất nhiều thời gian và cần sự tỉ mỉ cùng với đôi bàn tay khéo léo để tạo ra một bông hoa. Tất cả những chi tiết đều được chuẩn bị trước. Tre được người dân chẻ, vót mỏng, phơi khô, nhuộm giấy, ruột sắn để làm nhụy và sau đó sẽ kết thành những cây hoa hoàn chỉnh. Hoa sẽ được cắm vào chông, một chông sẽ có 100 cây hoa và người bán sẽ vác cả chông hoa trên vai đi bán dạo khắp các phố phường, các khu chợ.

 

 Hoa giấy Thanh Tiên được mô phỏng theo những loài hoa thật như: hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa mai…
Hoa giấy Thanh Tiên được mô phỏng theo những loài hoa thật như: hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa mai…

Ông Nguyễn Văn Hiến, một hộ dân làm hoa giấy ở làng cho biết: "Làm hoa giấy phải rất kiên nhẫn, tỉ mỉ, từng cái một. Vì nó không mang hương thơm nên đòi hỏi phải khéo tay, hoa phải thật bắt mắt người mua thì hoa mới bán được".

 

 Hoa giấy giống thật
Hoa giấy giống thật



Dù làm bằng giấy nhưng hoa Thanh Tiên cũng có cách tạo hình giống hoa thật và phỏng theo đa dạng các loài hoa như: hoa hồng, hoa mai, hoa lan…Cái khó của người làm hoa giấy là phải làm sao giống như hoa thật, cũng có cành lá, búp, nhị, mềm mại. Việc gắn hoa thành cành cũng là một điều thú vị và thường mỗi cành hoa của Thanh Tiên có từ 9- 10 bông, bởi theo quan niệm của người Huế, đó là những con số may mắn luôn đem lại mọi điểu tốt lành. Mỗi cành hoa giấy Thanh Tiên có giá từ 7.000- 8.000 đồng. Nên cô Hoa, một người làm hoa giấy Thanh Tiên nói vui "Nghề này lấy công làm lãi."

 

Màu vàng nhụy trắng
Màu vàng nhụy trắng



Hoa giấy không chỉ mang ý nghĩa thờ cúng, mà giờ đây hoa giấy Thanh Tiên còn mang trong mình giá trị thẩm mĩ, văn hóa. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thờ cúng hoa giấy đã giảm nhiều. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn luôn muốn lưu giữ làng nghề này như một nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Huế mỗi dịp xuân về.

 

 Hoa giấy hoàn chỉnh để đưa ra chợ bán
Hoa giấy hoàn chỉnh để đưa ra chợ bán
 Một trong số ít gia đình ở Thanh Tiên còn giữ nghề này
Một trong số ít gia đình ở Thanh Tiên còn giữ nghề này
Hoa được bày bán tại nhiều ngôi chợ ở Huế
Hoa được bày bán tại nhiều ngôi chợ ở Huế



Bà Nguyễn Thị Tâm, một người làm hoa giấy lâu năm ở Thanh Tiên chia sẻ: "Tôi mong muốn chính quyền quan tâm, hỗ trợ đầu ra cho hoa giấy Thanh Tiên để người dân có được một nguồn thu nhập ổn định. Từ đó, họ mới yên tâm theo nghề và giữ nghề này".
 

Niềm vui của một vị khách sau khi mua hoa giấy Thanh Tiên
Niềm vui của một vị khách sau khi mua hoa giấy Thanh Tiên


Thùy Dung - Thùy Trúc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm