Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Độc đáo phù điêu văn hóa Chăm được công nhận Bảo vật quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài phù điêu nữ thần Sarasvati vừa được công nhận Bảo vật Quốc gia; hiện tại, Bảo tàng Bình Định đang trưng bày 4 phù điêu khác có giá trị lịch sử, văn hoá cao.

Cụ thể, phù điêu nữ thần Sarasvati (thế kỷ XII) được phát hiện vào năm 1988 trong quá trình người dân khai thác đất tại khu vực phế tích tháp Châu Thành (khu vực Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: N.T
Cụ thể, phù điêu nữ thần Sarasvati (thế kỷ XII) được phát hiện vào năm 1988 trong quá trình người dân khai thác đất tại khu vực phế tích tháp Châu Thành (khu vực Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: N.T
Phù điêu còn tương đối nguyên vẹn, chỉ bị xước nhỏ ở phần mũi. Phù điêu nữ thần Sarasvati có chất liệu đá sa thạch, chiều cao 80cm, rộng 60cm, dày 26cm, trọng lượng khoảng 200 kg. Ảnh: N.T
Phù điêu còn tương đối nguyên vẹn, chỉ bị xước nhỏ ở phần mũi. Phù điêu nữ thần Sarasvati có chất liệu đá sa thạch, chiều cao 80cm, rộng 60cm, dày 26cm, trọng lượng khoảng 200 kg. Ảnh: N.T
Phù điêu trang trí mặt chính diện, còn mặt sau lưng để trơn. Hình tượng thể hiện ở mặt chính là một vị nữ thần được khắc tạc nổi trong một hình vòm cung đầu nhọn hình lá nhĩ. Vị nữ thần có 3 đầu, bốn tay, thân mình uốn vặn trong tư thế múa, ngồi trên một tòa sen. Ảnh: N.T
Phù điêu trang trí mặt chính diện, còn mặt sau lưng để trơn. Hình tượng thể hiện ở mặt chính là một vị nữ thần được khắc tạc nổi trong một hình vòm cung đầu nhọn hình lá nhĩ. Vị nữ thần có 3 đầu, bốn tay, thân mình uốn vặn trong tư thế múa, ngồi trên một tòa sen. Ảnh: N.T
Ngoài ra, tại Bảo tàng Bình Định hiện có 4 bức phù điêu khác được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ở đây còn có khoảng 10.000 hiện vật Chăm đang được trưng bày, lưu giữ. Ảnh: N.T
Ngoài ra, tại Bảo tàng Bình Định hiện có 4 bức phù điêu khác được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ở đây còn có khoảng 10.000 hiện vật Chăm đang được trưng bày, lưu giữ. Ảnh: N.T
Theo đó, phù điêu Thần Brahma (thế kỷ XII – XIII) được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016. Thần Brahma có chiều cao 128cm, rộng 88cm, dày 23cm. Bức phù điêu này được tìm thấy trong cuộc khai quật tại tháp Dương Long năm 1984. Phù điêu đã được đưa đi trưng bày tại Áo và Bỉ năm 2003. Ảnh: N.T
Theo đó, phù điêu Thần Brahma (thế kỷ XII – XIII) được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016. Thần Brahma có chiều cao 128cm, rộng 88cm, dày 23cm. Bức phù điêu này được tìm thấy trong cuộc khai quật tại tháp Dương Long năm 1984. Phù điêu đã được đưa đi trưng bày tại Áo và Bỉ năm 2003. Ảnh: N.T
Phù điêu thể hiện thần Brahma trong tư thế nhìn về phía trước, hai chân chùng xuống, hai đầu gối bành ra hai bên, hai tay chính bắt quyết trước ngực. Hai bắp tay, mỗi bên mọc ra thêm ba tay phụ cầm các vật: dao găm, hoa sen. Thần có ba đầu: đầu chính giữa nhìn thẳng, hai đầu hai bên như cố nhô ra để nhìn ra phía trước, cả ba khuôn mặt đều vuông vức, tỏ ra nghiêm nghị.
Phù điêu thể hiện thần Brahma trong tư thế nhìn về phía trước, hai chân chùng xuống, hai đầu gối bành ra hai bên, hai tay chính bắt quyết trước ngực. Hai bắp tay, mỗi bên mọc ra thêm ba tay phụ cầm các vật: dao găm, hoa sen. Thần có ba đầu: đầu chính giữa nhìn thẳng, hai đầu hai bên như cố nhô ra để nhìn ra phía trước, cả ba khuôn mặt đều vuông vức, tỏ ra nghiêm nghị.
Thần không mặc áo, để lộ ra một cơ thể lực lưỡng, cường tráng. Thần đội mũ hình chóp, cổ và tay đeo trang sức, mặc một chiếc sampot được giữ ngang bụng bằng một dây thắt rộng bản trang trí các hình cánh sen, uốn lượn mềm mại, có vạt dài rủ xuống. Ảnh: N.T
Thần không mặc áo, để lộ ra một cơ thể lực lưỡng, cường tráng. Thần đội mũ hình chóp, cổ và tay đeo trang sức, mặc một chiếc sampot được giữ ngang bụng bằng một dây thắt rộng bản trang trí các hình cánh sen, uốn lượn mềm mại, có vạt dài rủ xuống. Ảnh: N.T
Nữ thần MahishaSuraMardini (thế kỷ XII) được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2015. Trong thần thoại Ấn Độ, vị nữ thần này là vợ của thần Siva và là một trong số ba vị thần được sinh ra để trừ tất cả các loài quỷ đe dọa thế gian. Ảnh: N.T
Nữ thần MahishaSuraMardini (thế kỷ XII) được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2015. Trong thần thoại Ấn Độ, vị nữ thần này là vợ của thần Siva và là một trong số ba vị thần được sinh ra để trừ tất cả các loài quỷ đe dọa thế gian. Ảnh: N.T
Tác phẩm này thuộc giai đoạn đầu chuyển tiếp giữa phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định (XI-XII), họa tiết trang trí mượt mà, uyển chuyển, sống động như thực. Chiếc mũ đội đầu của nữ thần còn mang dáng dấp của phong cách Trà Kiệu… Phù điêu này cùng với bức phù điêu thần Brahma đã được đưa đi trưng bày tại Bỉ. Ảnh: N.T
Tác phẩm này thuộc giai đoạn đầu chuyển tiếp giữa phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định (XI-XII), họa tiết trang trí mượt mà, uyển chuyển, sống động như thực. Chiếc mũ đội đầu của nữ thần còn mang dáng dấp của phong cách Trà Kiệu… Phù điêu này cùng với bức phù điêu thần Brahma đã được đưa đi trưng bày tại Bỉ. Ảnh: N.T
 Cặp Chim thần GARUDA diệt rắn - Bảo vật Quốc gia. 2 Garuda trang trí đối xứng hai bên tường của tháp Mẫm (thị xã An Nhơn), có niên đại từ thế kỷ XII – XIII. Ảnh: N.T
Cặp Chim thần GARUDA diệt rắn - Bảo vật Quốc gia. 2 Garuda trang trí đối xứng hai bên tường của tháp Mẫm (thị xã An Nhơn), có niên đại từ thế kỷ XII – XIII. Ảnh: N.T
 Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là loài chim thần được coi là vua của mọi loài chim và là vật cưỡi của thần Visnu. Phù điêu Garuda 1: có chiều rộng 57cm, dày 23cm, cao 108cm; phù điêu Garuda 2: rộng 69cm, dày 20cm, cao 11cm. Ảnh: N.T
Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là loài chim thần được coi là vua của mọi loài chim và là vật cưỡi của thần Visnu. Phù điêu Garuda 1: có chiều rộng 57cm, dày 23cm, cao 108cm; phù điêu Garuda 2: rộng 69cm, dày 20cm, cao 11cm. Ảnh: N.T

https://laodong.vn/photo/doc-dao-phu-dieu-van-hoa-cham-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-871581.ldo
 

Theo NGUYỄN TRI (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm