Sống trẻ - Sống đẹp

Khởi nghiệp

Đồng hồ để bàn thông minh hỗ trợ học tập: Sáng kiến hữu ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu trên nền tảng các ứng dụng dịch vụ IoT và thiết bị đầu cuối là chip vi điều khiển ESP8266, ngôn ngữ lập trình arduino..., nhóm tác giả: Hoàng Gia Bảo, Phạm Nữ Nguyệt Minh, Hồ Hoàng Huy, Đinh Hoàng Gia Linh và Bạch Thị Mai Uyên (cùng là học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) dưới sự hướng dẫn của cô giáo Bùi Thị Hồng Thu đã thiết kế và chế tạo thành công chiếc đồng hồ để bàn thông minh.

Đây là chiếc đồng hồ có thể tự kết nối vào mạng internet thông qua wifi để hiệu chuẩn về thời gian, nhận các thông tin về dự báo thời tiết và những tính năng khác, từ đó giúp cho việc học tập được thuận lợi hơn, sắp xếp được thời gian cụ thể trong việc học, nhắc học sinh về thời khóa biểu học tập trong ngày.

Nhóm tác giả hoàn thiện chiếc đồng hồ. Ảnh: H.A.P

Nhóm tác giả hoàn thiện chiếc đồng hồ. Ảnh: H.A.P

Nhóm tác giả đã vận dụng kiến thức vật lý, công nghệ, toán học... để thiết kế sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị, xây dựng sơ đồ mạch in cho thiết bị dựa trên sơ đồ nguyên lý, viết phần mềm để điều khiển thiết bị. Về phương pháp thực nghiệm, hàn và lắp ráp linh kiện điện tử lên bo mạch theo sơ đồ mạch in, xây dựng thuật toán cho thiết bị, lập trình thiết bị theo lưu đồ thuật toán đã xây dựng, sử dụng một số loại đồng hồ đo điện, bút thử điện để kiểm tra mạch điện, cài đặt, vận hành thử nghiệm sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm, phân tích yêu cầu thực tế, xác định quy trình xử lý sự cố thường gặp khi vận hành và đánh giá tính khả thi của thiết bị tại một số cơ sở.

Khi hoạt động, ESP8266 sẽ kết nối mạng wifi với các thông số được thiết lập sẵn. Sau khi kết nối thành công, ESP8266 sẽ truy cập các máy chủ về thời gian NTP để lấy về thời gian chính xác ở múi giờ mà chúng ta cài đặt sẵn. Ngoài ra, ESP8266 cũng kết nối đến các máy chủ thời tiết (weather server) để lấy thông tin về thời tiết tại thành phố mà chúng ta đang sinh sống. Mỗi thành phố sẽ được gắn một mã (code) đặc trưng, chúng ta sẽ khai báo mã này cho phần mềm điều khiển để có thể lấy chính xác thông tin thời tiết về thành phố của mình.

Nhóm học sinh thực hiện thao tác kết nối trình duyệt đồng hồ thông minh. Ảnh: Hoàng Anh Phượng

Nhóm học sinh thực hiện thao tác kết nối trình duyệt đồng hồ thông minh. Ảnh: Hoàng Anh Phượng

Sau khi đồng hồ khởi động sẽ hiển thị một thông báo về địa chỉ IP của đồng hồ khi nó kết nối wifi thành công, ví dụ trong trường hợp này là 192.168.1.16. Người dùng sử dụng trình duyệt web bất kỳ để truy cập vào phần mềm điều khiển bằng cách gõ vào địa chỉ IP này. Kết nối thành công thì trình duyệt sẽ hiển thị thông tin Trang chủ của phần mềm như Error! Reference source not found. Để hiển thị thời khóa biểu cho từng ngày, học sinh sẽ nhập các môn học theo từng ngày tương ứng. Tùy theo ngày hiện tại mà đồng hồ sẽ chạy các môn học tương ứng với ngày đó.

Chiếc đồng hồ thông minh này được chế tạo với các vật tư thiết bị đều có sẵn ở thị trường, dễ mua và vì thế giá thành rẻ, đồng thời đã được thực nghiệm ở một số địa phương trong tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng xa và hoạt động hiệu quả, chính xác như các chức năng đã có.

Đề tài này thể hiện sự sáng tạo trong tư duy của học sinh, vận dụng linh hoạt các ngôn ngữ để lập trình cho ý tưởng, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên, có tính khả thi, có thể thực hiện về mặt kỹ năng, áp dụng vào được thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm